Vì rất tin tưởng vào sự thành công của cả bộ phim nên nhiều nhà sản xuất đã mạnh tay đầu tư rất nhiều tiền của vào chỉ một cảnh phim. Số tiền đấy thông thường có thể dùng để sản xuất cả một bộ phim dài 3 tiếng. Còn đây, nó chỉ dành cho vài phút ngắn ngủi.
Beauty and the Beast (2017)
Cú đầu tư mạo hiểm này đã thành công khi mang lại cho nhà sản xuất 200 triệu đô chỉ trong ngày đầu ra mắt.
Cả bộ phim đầy âm nhạc và nhảy múa đẹp mắt, đáng nhớ nhưng trong đó, một cảnh phim được đầu tư khủng nhất là cảnh Lumiere hát bài Be Our Guest.
4 phút hát hò, nhảy múa của các đồ vật đó tiêu tốn số tiền thừa để làm phim Mr. Holmes (2015).
Không chỉ tiền bạc mà Disney còn mất cả 1 năm để lên ý tưởng, dành dựng.
Superman Returns (2006)
Trong bộ phim này có một cảnh phim được đầu tư lên đến 10 triệu đô với đầu hiệu ứng, đóng thế, đoàn làm phim đông “như kiến”.
Đáng buồn là kết quả lại không được như mong đợi đến nỗi cảnh đó bị cắt khỏi Superman Returns khi nó được đi chiếu ở những nơi khác.
The Matrix Reloaded (2003)
Sau quả bom tấm Matrix (1999), nhà sản xuất muốn làm khán giả phải kinh ngạc hơn nữa khi quyết định đầu tư 40 triệu đô chỉ cho cảnh phim chiến đấu ở ga tàu điện ngầm của Neo và đặc vụ Smith.
So sánh với tổng kinh phí bộ phim là 150 triệu đô thì cảnh phim này phải công nhận là được ưu ái chưa từng thấy.
Iron Man 3 (2013)
Chưa có con số cụ thể cho khoản tiền được chi cho cảnh phim giải cứu Air Force One hoành tráng trong phim này.
Nhưng với chi tiết về số lượng diễn viên đóng thế nhiều đến hàng trăm người và kết hợp với hiệu ứng mô phỏng hình ảnh bằng máy tính chỉ cho một cảnh phim dài vài phút thì ta đã hiểu nó tiêu tốn bao nhiêu tiền bạc của nhà sản xuất rồi.
Inception (2010)
Tổng kinh phí dành cho bộ phim là 160 triệu đô thì trong đó chỉ riêng cảnh chiến đấu trong hành lang quay vòng đã tiêu tốn một khoản không nhỏ, 30 triệu đô.
Cảnh quay phải thực hiện trong vòng 3 tuần và đoàn làm phim lúc đó có số lượng lên đến 500 người bao gồm cả diễn viên chỉ để phục vụ cho cảnh phim này.
Trailer phim Beauty and the Beast (2017)