Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Phát biểu vào ngày cuối cùng của diễn đàn thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, ông Tập cho biết hợp tác là cách duy nhất để đối phó với những thay đổi "sâu sắc" trên toàn cầu.
“Vành đai và Con đường” hay còn gọi là “Con đường Tơ lụa của thế kỷ 21” là chiến dịch cơ sở hạ tầng mang tính lịch sử của Trung Quốc có thể biến đổi các nước đang phát triển, theo Guardian.
"Tăng trưởng kinh tế không phải là nền tảng vững chắc ... Toàn cầu hoá kinh tế đang gặp một số khó khăn”, ông Tập nói trong diễn đàn có sự góp mặt của nhiều lãnh đạo, bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdoğan.
“Sự phát triển đang ngày càng không đồng đều - chưa nói đến các thử thách khác đang cản trở nền kinh tế thế giới như chiến tranh, xung đột, khủng bố và dòng người tị nạn và di cư”, ông nói thêm.
"Trước những thách thức này, nhiều quốc gia đang cân nhắc cách ứng phó ... nhưng trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và nhiều thách thức ... không một quốc gia nào có thể giải quyết được tất cả thách thức hoặc tự giải quyết các vấn đề của thế giới”, ông Tập khẳng định.
“Vành đai và Con đường” hay còn gọi là “Con đường Tơ lụa của thế kỷ 21” là chiến dịch cơ sở hạ tầng mang tính lịch sử của Trung Quốc
Trong một phát biểu dường như nhắm tới Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã thề sẽ luôn đặt nước Mỹ lên trên hết, ông Tập thúc giục mọi người từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ và dừng các hợp đồng độc quyền.
"Ngỗng thiên nga có thể bay xa và an toàn qua gió và bão vì chúng di chuyển theo đàn và giúp đỡ nhau như một nhóm", ông nói. "Thông điệp là: cách tốt nhất để đối mặt với thách thức và đạt được sự phát triển tốt hơn là thông qua hợp tác."
Trước đó, khi phát biểu tại Bắc Kinh hôm Chủ nhật, Chủ tịch Trung Quốc nói rằng “Vành đai và Con đường” là dự án của thế kỷ, sẽ "thêm vẻ huy hoàng cho nền văn minh của con người" và giúp xây dựng một kỷ nguyên mới của sự hòa hợp và thương mại.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích thế giới coi kế hoạch này có mục đích thúc đẩy nền kinh tế của riêng Trung Quốc bằng cách chuyển năng lực sản xuất công nghiệp dư thừa sang các nước kém phát triển hơn và thu hút các nước nghèo hơn vào mạng lưới kinh tế của Bắc Kinh.
Ông Tập Cận Bình trở thành “lãnh đạo cốt lõi” chỉ sau 4 năm nắm quyền, trong khi người tiền nhiệm của ông tại vị...