Dân Việt

“Mê” kali như dưa hấu

19/09/2011 04:43 GMT+7
(Dân Việt) - Dưa hấu có nhu cầu về dưỡng chất đa lượng NPK khá khác biệt. Nhu cầu về kali (K20) lớn gấp 2 lần đạm (N) và lớn gấp 17 lần lân (P205). Nhu cầu về N nhiều gấp 3,5 lần P205 và có nhu cầu khá cao đối với Ca, Mg, S, Fe, Mn.

Tổng lượng dinh dưỡng cần cho suốt quá trình sinh trưởng phát triển của dưa hấu trên 1 vụ/ha là: 130 - 150kg N, 60 - 80kg P205, 100 - 130kg K20.

Nếu sử dụng phân đơn cần bón như sau:

Nếu phân bón chuyên dùng thì bón như sau:

Bón lót: Bón toàn bộ 2 - 3 tấn phân hữu cơ chế biến hoặc 3 - 5 tấn phân chuồng đã ủ hoai. Bón cải tạo đất 500kg vôi bột (hoặc 1.000kg Dolomite). Sử dụng bón lót phân NPK 13-13-13+TE với lượng 500kg/ha. Có thể trộn với một ít chế phẩm vi sinh đối kháng (Trichoderma) để phòng bệnh cho hệ rễ. Bón đều trên luống. Bón xong, trải màng phủ nông nghiệp, đục lỗ theo khoảng cách thích hợp với mật độ gieo hạt hoặc trồng.

Bón thúc lần 1: (12 - 15 ngày sau khi trồng, cây có 3 - 5 lá thật): Bón từ 150 - 200kg NPK 13-13-13+TE/ha. Nếu sử dụng NPK 18-6-12+TE, bón với liều lượng: 300kg/ha.

Bón thúc lần 2 (20 - 22 ngày sau khi trồng, cây bắt đầu ra hoa): Bón 150 - 200kg NPK 13-13-13+TE/ha hoặc 200kg NPK 12-6-18/ha

Bón thúc lần 3 (nuôi trái, khoảng 40 ngày sau khi trồng): Bón 200 - 300kg NPK 13-13-13+TE/ha hoặc 200kg NPK 12-6-18/ha. Ngoài ra còn kết hợp phun phân bón lá chuyên dùng cho giai đoạn cây con, giúp cây phát rễ nhanh như NPK 30-10-10 cho thân lá mau bò; phân bón lá chuyên dùng cho giai đoạn sắp ra hoa giúp cây ra hoa đồng loạt hoặc NPK 20-20-20 giúp trái to, vị ngọt, tồn trữ, bảo quản tốt, vận chuyển xa dễ dàng.

Chú ý làm cỏ, tỉa nhánh, tưới nước đầy đủ và sửa dây khi dây dưa bắt đầu bò. Thụ phấn nhân tạo cho cây vào buổi sáng từ 7 - 9 giờ lúc dây dưa dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ (25 - 30 ngày sau khi trồng). Muốn cho trái to, tròn đều chỉ nên để mỗi dây một trái. Chọn trái ở vị trí lá 15 - 20 trên dây chính (hoa cái thứ 3, thứ 4) hay lá 8 - 12 trên dây nhánh (hoa cái thứ 2, 3), có cuống to, dài, bầu noãn to, tròn đầy.

Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón & Môi trường phía Nam