Thế giới của chúng ta đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, đi đôi với sự phát triển là nhiều tác động tiêu cực của nhịp sống đô thị bận rộn và cạnh tranh khốc liệt. Tuy vậy, vẫn còn một số nước tách biệt hoàn toàn với những biến động của thế giới bên ngoài. Hãy cùng chúng tôi điểm danh những quốc gia đó nhé.
1- Iceland
Quốc gia này bình yên và trung lập tới mức đoạt vị trí số 1 trong bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu năm 2015. Iceland không nằm cạnh bất kỳ nước nào khác và tách biệt hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Bên cạnh đó, quốc gia này có địa hình núi cao để lánh nạn trong các tình huống khẩn cấp, tuy nhiên, dù tên lửa tiếp tục bắn phá các quốc gia khác, Iceland chắc chắn sẽ được để yên.
2- Fiji
Một quốc đảo biệt lập khác nằm sâu trong vùng biển Thái Bình Dương. Fiji có mật độ dân số thấp với một chính sách đối ngoại hòa bình, và không hề có một nguồn tài nguyên khổng lồ đáng chú ý nào. Đất nước nhỏ bé này không đe dọa tới bất kỳ quốc gia nào, do đó, Fiji không phải là đích nhắm cho những kẻ xâm lược tiềm tàng. Quốc gia này đã hỗ trợ con người định cư từ hàng trăm năm nay. Và Fiji chắc chắn còn có thể cung cấp nơi trú ẩn trong trường hợp nổ ra chiến tranh thế giới!
3- Ireland
Ngay cả khi nằm ngay sát nước Anh, quốc gia có khả năng tham gia chiến tranh thế giới nhất, Ireland có xu hướng về chính sách đối ngoại hoàn toàn độc lập và do đó, không phải là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, thêm vào đó, Ireland có một thái độ quân sự trung lập kiên định và lâu dài. Ireland cũng không có bất kỳ quan hệ chặt chẽ nào với các nước tiềm năng tham gia Chiến tranh thế giới khác. Theo chính sách của quốc gia này, nếu họ buộc phải tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào ngoài lãnh thổ, họ sẽ cần sự chấp thuận của chính phủ và cơ quan lập pháp Ireland, cũng như của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Đó quả thật là một bước đi tinh ranh, nhưng cũng là một chính sách trung lập thông minh!
Ảnh War09
4- Malta
Quốc đảo nhỏ bé này trôi nổi ở vùng biển Địa Trung Hải. Malta là một pháo đài bất khả xâm phạm, từ thời Thập tự chinh đến Thế chiến II, nhiều đế quốc muốn chiếm lấy đất nước này nhưng đều đã thất bại. Địa hình của Malta làm cho việc gửi bộ binh hoặc hải quân xâm lược trở nên cực kỳ tốn kém và khó khăn. Thêm vào đó, do diện tích tương đối nhỏ, không quốc gia nào muốn lãng phí cả một một tên lửa hạt nhân vào Malta! Vì vậy, cuối cùng, quốc đảo này cũng sẽ được các nước lớn tham gia Thế chiến III bỏ qua.
5- Greenland (Đan Mạch)
Đan Mạch là một nước nằm trong Liên minh châu Âu EU cũng như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Vì thế, thực tế là quốc gia này sẽ vô cùng bị ảnh hưởng nếu một cuộc chiến tranh bùng nổ hướng về phía Châu Âu, mà chắc chắn đó là điều sẽ xảy ra. Nhưng tình hình chiến sự chưa chắc đã ảnh hưởng được đến Greenland, một quốc gia thành viên tự trị và cũng là một hòn đảo lớn thuộc lãnh thổ Đan Mạch. Giống như những quốc đảo khác trong danh sách này, Greenland có vị trí địa lý xa xôi tách biệt, không có liên kết chính trị với địa hình núi cao hiểm trở. Greenland có tất cả những điều kiện giúp cho việc trú ẩn và sống sót qua cuộc chiến tranh của cư dân trên đảo dễ dàng hơn nếu chẳng may quốc gia này có bị tấn công.
6- Chile
Chile là một trong những quốc gia phát triển và ổn định nhất ở khu vực Nam Mỹ với xếp hạng về phát triển con người cao hơn bất kỳ quốc gia Mỹ Latinh nào khác. Phía tây của biên giới Chile được bao quanh bới dãy núi Andes sừng sững, trở nên nội bất xuất ngoại bất nhập. Từ quan điểm khí hậu, do nằm ở Nam bán cầu, mật độ dân số thấp và ít bị công nghiệp hóa hơn, quốc gia này có xu hướng ít bị ô nhiễm hơn so với những nước nằm ở bán cầu Bắc. Thêm vào đó, không khí của Chile liên tục được tuần hoàn và bổ sung từ Nam Cực. Vì thế, nếu chiến tranh nổ ra, bầu không khí của Chile có thể sẽ trong lành và yên ổn hơn so với các quốc gia phương Bắc ngập tràn mùi thuốc súng.
7- Bhutan
Có thê nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy tên Bhutan trong danh sách, vì quốc gia này nằm giáp ranh với hai chiến binh tiềm năng của Thế chiến III là Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng sự thật là vị trí địa lý và cảnh quan độc đáo của Bhutan đã biến nơi này trở thành chốn trú ẩn tuyệt vời để vượt qua bất kỳ thảm hoạ tận thế nào. Dãy núi Himalaya hùng vĩ bao bọc và che chở xung quanh giúp Bhutan không bị tổn thương. Hơn nữa, kể từ khi gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 1971, đất nước này đã duy trì một chế độ giống như Thụy Sỹ: không chịu ảnh hưởng của bất kỳ thế lực ngoại bang nào, cũng như hoàn toàn không thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Chỉ có đại sứ quán Ấn Độ và Bangladesh đặt ở thủ đô của Bhutan, khiến cho việc xâm lược quốc gia này trở nên vô nghĩa.
8- Thụy Sĩ
Mặc dù Thụy Sĩ nằm giáp ranh với Đức, Pháp và Ý, những quốc gia có lẽ sẽ tham gia tích cực vào Chiến tranh thế giới thứ III. Tuy nhiên, Thụy Sĩ sẽ không trở thành mục tiêu của vũ khí hạt nhân do địa hình đồi núi hiểm trở, truyền thống chính trị trung lập kiên định, và bạn đoán thử xem lý do cuối cùng là gì nào? Đáp án chính là hệ thống Ngân hàng Thụy Sĩ! Không phải tự nhiên mà Thụy Sĩ đã trở thành chốn thiên đường trú ẩn an toàn trong quá khứ đẫm máu ở châu Âu. Và ngay cả khi chẳng may các đầu đạn hạt nhân bằng cách nào đó vẫn “lạc trôi” đến đây, hầu như mọi cư dân Thụy Sĩ đều đã được trang bị đầy đủ các hầm trú ẩn vững chắc trên khắp lãnh thổ đất nước, chưa đến những dãy núi sừng sững che chở họ khỏi những nước láng giềng đang bị chiến tranh tàn phá.
9- New Zealand
New Zealand là một quốc gia cô lập nhưng vẫn phát triển khác. Đất nước này có nền dân chủ ổn định và không có lịch sử xung đột chiến tranh đẫm máu. Chính sách đối ngoại thân thiện của New Zealand đã đạt vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu. Giống như Tuvalu, quốc gia này cũng có khả năng tự cung tự cấp trong một khoảng thời gian ngắn. New Zealand có đất đai màu mỡ và nguồn nước sạch giúp nơi đây tự sản xuất lương thực thực phẩm cho mình. Hơn nữa, địa hình núi cao sẽ cung cấp chỗ trú ẩn nếu chẳng may đất nước rơi vào bờ vực bị xâm lược. Nhưng nhiều khả năng quốc gia này sẽ được để yên, không liên quan gì tới thế giới bên ngoài đang chìm trong chiến tranh.
10- Tuvalu
Tuvalu là một đảo quốc nằm trong vùng biển Thái Bình Dương rộng lớn. Đây là một quốc gia cực kỳ tách biệt và không hề có sự liên kết về chính trị do sự cô lập và trung lập của nó. Tuvalu có mật độ dân số thấp với những nguồn tài nguyên không đáng kể, đây là lý do quốc gia này có thể hoàn toàn thoát khỏi số phận trở thành mục tiêu tấn công của các nước lớn tham gia thế chiến. Hơn nữa, không giống như các quốc đảo khác, người dân Tuvalu có khả năng tự cung tự cấp độc nhất vô nhị, có nghĩa là họ sản xuất lương thực thực phẩm đủ cho mục đích ăn uống của họ, cũng như các nhu yếu phẩm khác theo nhu cầu sinh hoạt. Vì vậy, cư dân quốc đảo này có thể vẫn sống an ổn kể cả khi một kịch bản chiến tranh nổ ra.
Tiền tệ ở Somaliland không có giá trị đến mức người dân mang tiền ra chợ bán như mớ rau hàng ngày.