Nhiều chính quyền xã chối bỏ trách nhiệm
Mới đây, trong báo cáo hoạt động can thiệp trợ giúp cho trẻ em bị bạo lực của đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Cục Trẻ em – Bộ LĐTBXH) cho thấy chỉ trong hơn 10 năm đường dây này đã tiếp nhận 2,5 triệu cuộc gọi. Trong đó, 3.500 trường hợp trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, trẻ bị mua bán…
Trẻ em chia sẻ mơ ước về gia đình hòa thuận, không bạo lực, môi trường sống an toàn (ảnh minh họa). Ảnh: M.N
"Luật Trẻ em quy định rõ trách nhiệm của mỗi cấp và Nghị định 56 cũng quy định về trách nhiệm phối hợp trong bảo vệ trẻ em. Tất cả quá trình, quy trình thực hiện vụ việc sẽ được lưu lại hồ sơ để quy được trách nhiệm của các bên. Ví dụ xã yêu cầu cơ quan điều tra cơ quan cấp huyện vào cuộc mà họ không vào cuộc, lúc đó cơ quan điều tra cấp huyện chịu trách nhiệm...”. Ông Đặng Hoa Nam |
Đáng buồn bởi tỷ lệ ca gọi tới đường dây nhờ tư vấn và hỗ trợ khi trẻ bị xâm hại và bạo lực càng tăng. Số ca tư vấn liên quan tới bạo lực trẻ em trong 5 năm gần đây là 2,3%, tăng gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2004 -2011. Tuy nhiên, đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” bởi còn rất nhiều vụ chưa được phát hiện, tố cáo.
Bà Hoàng Lê Thủy - Phó Trưởng phòng Dịch vụ tư vấn, Trưởng tổng đài 18001567 cho biết, bà đã từng tiếp nhận những ca trẻ em bị bạo lực nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ các em gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, có xã còn yêu cầu người thông báo chỉ được báo cho UBND xã chứ không được gọi tới Tổng đài 18001567 vì như vậy là báo vượt cấp, ảnh hưởng tới thi đua của xã.
“Điển hình như trường hợp chị M ở huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk thông tin về việc chị cùng hai con là N. Trâm (sinh năm 2008) và N. Trang (2011) thường xuyên bị chồng, bị bố đánh đập. Nhiều lần mẹ con chị phải ngủ ngoài đường, không dám về nhà. Sau gần 1 tháng thông báo qua đường dây, chúng tôi đã làm việc với địa phương hỗ trợ can thiệp, địa phương đã thông báo là can thiệp thành công, không còn bạo lực. Tuy nhiên, lúc gọi lại cho chị M, chị từ chối trả lời với lý do địa phương yêu cầu không được thông báo vượt cấp” - bà Thủy cho hay.
Thậm chí, có những trường hợp cán bộ địa phương còn phản hồi là thông tin người cung cấp không đúng sự thật, không có trẻ bị bạo lực như được phản ánh.
Không chỉ bạo lực, vấn đề xâm hại tình dục cũng trở thành vấn đề “nóng” trong thời gian gần đây. Số liệu báo cáo từ Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), hàng năm có hơn 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục, trung bình 8 giờ có thêm một trẻ bị xâm hại, 60% số đó độ tuổi từ 12-15. Nhiều vụ xâm hại trẻ em ở Vũng Tàu, Hà Nội… diễn ra đã lâu mà chưa được xử lý triệt để, kéo dài. Có những vụ còn có nguy cơ bị “chìm xuồng”.
Ông Nguyễn Trọng An – chuyên gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho rằng, đó thực sự là những con số khủng khiếp. “Luật quy định khoảng 20 cơ quan, ban ngành và cả tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, vậy mà khi bị xâm hại thì không biết kêu ai, tìm đến ai để nhờ giúp đỡ. Đây là thực tế đáng buồn cần được xem lại” – ông An nói.
Quy trách nhiệm về tận cấp xã, phường
Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 có đề cập tới thực hiện Luật Trẻ em. Luật quy định tiếp cận quyền trẻ em, gắn với trách nhiệm của các bộ ngành.
Bà Đào Hồng Lan – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, trước đó, trong các văn bản luật hiện hành cũng có những quy định về việc cấm bạo lực, xâm hại tình dục với trẻ em. Tuy nhiên, quy định này chưa thực hiện được bởi mỗi khi có các vụ việc liên quan thì không biết quy trách nhiệm cho ai. Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1.6.2017 đã quy định cụ thể hơn và gắn đơn vị chịu trách nhiệm chính là chính quyền cấp xã, huyện, tỉnh. Luật cũng đã quy dịnh cụ thể mỗi xã phường phải cử ra một người phụ trách công tác xã em ở cấp xã phường.
“Thực tế là các văn bản pháp luật trước kia chưa quy định rõ trách nhiệm, nên khi có sự việc xảy ra thì nhiều cơ quan vào cuộc nhưng để tóm một cơ quan chịu trách nhiệm chính thì không có” – Thứ trưởng Đào Hồng Lan thừa nhận hạn chế trong việc thực hiện.
Bà Lan cũng cho biết thêm, gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 18 tăng cường công tác phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em cũng nêu rõ trách nhiệm của từng bộ ngành. Theo đó, từng bộ ngành phải rà soát nhiệm vụ xem có vấn đề gì vướng thì tháo gỡ. Đối với chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra những vụ bạo lực, xâm hại mà không được giải quyết, hỗ trợ kịp thời.
Mới đây, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) cũng khẳng định, Luật trẻ em có hiệu lực từ 1.7.2017 này sẽ quy trách nhiệm cụ thể của các cơ quan tổ chức, thậm chí là cá nhân trong việc bảo vệ và xử lý các vụ việc xâm hại và bạo lực trẻ em.
“Luật mới quy định người chịu trách nhiệm trước hết là chủ tịch UBND cấp xã, cấp tỉnh nơi có trẻ em đó sinh sống. Bởi vì luật cho họ những cơ chế, biện pháp để bảo vệ trẻ em. Nếu họ không thực hiện được, có nghĩa là họ không thực hiện trách nhiệm theo luật định. Luật, nghị định đã chỉ ra có biện pháp ưu tiên đặc biệt với những vụ việc trẻ bị xâm hại tình dục, bạo lực” - ông Nam nói.
Cử cán bộ chuyên trách công tác trẻ em Phường chúng tôi có trên 6.000 trẻ em, thời điểm này phường cũng đã xây dựng chương trình vui chơi hè để trẻ được sinh hoạt. Đặc biệt trong thời gian qua phường cũng đã cử một cán bộ chuyên trách phụ trách công tác trẻ em và mở rộng đội ngũ cộng tác viên làm công tác trẻ em gồm 15 người/15 tổ dân phố. Như vậy, nếu có bạo lực, xâm hại trẻ em sẽ được phát hiện sớm để ngăn chặn. Bà Âu Thị Lan – Phó Chủ tịch UBND phường Việt Hưng Số vụ bạo lực, xâm hại ngày càng tăng Thống kê cho thấy số ca gọi tới đường dây nhờ tư vấn và hỗ trợ khi trẻ bị bạo lực, xâm hại ngày càng tăng. Số ca tư vấn liên quan tới bạo lực trẻ em trong 5 năm gần đây là 2,3% tăng gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2004 -2011. Tuy nhiên, đây chỉ là “phần nỗi của tảng băng chìm” bởi còn rất nhiều vụ chưa được phát hiện, tố cáo”. Bà Nguyễn Thuận Hải - Nhiều trẻ bị bạo lực tinh thần Bạo lực và xâm hại không chỉ đến từ những người ngoài, nó còn đến từ chính những người thân trong gia đình các em. Không chỉ bị bạo lực về thể xác, nhiều em còn bị bạo lực về tinh thần từ bố mẹ như: Quát mắng, ép con ăn, ép con học… Gần đây là tình trạng cha mẹ xâm hại đời tư của con bằng cách đọc trộm nhật ký, điện thoại, tung ảnh và các thông tin cá nhân của con… Muốn con phát triển toàn diện, cha mẹ cũng cần học kiến thức nuôi dạy con. PGS - TS Nguyễn Ngọc Oanh – |