1. Đầu HD DVD
Vào cuối năm 2002, Toshiba và NEC đã hợp tác và cho ra mắt đầu kỹ thuật số HD DVD có dung lượng cao. Đồng thời, Sony cũng đã phát triển định dạng đĩa quang Blu – ray, cạnh tranh trực tiếp với 8 công ty điện tử khác.
Đầu HD DVD của Toshiba đã bị rơi vào quên lãng.
Tại thời điểm đó, Sony đã có phòng thu phim riêng và đang tiến hành liên kết với các hãng phim lớn khác để khởi chiếu các bộ phim ở định dạng Blu- ray. “Cuộc chiến” này đã kết thúc vào năm 2008 khiến Sony không thể ủng hộ cho đầu HD DVD của Toshiba, khiến hãng này điêu đứng.
2. Google Lively
Trở lại vào năm 2008, nhằm cạnh tranh với thế giới ảo Second Life của Linden Lab dựa trên trang web của mình, công ty con Alphabet của Google đã cho ra mắt thế giới ảo Lively. Tuy nhiên, thay vì tung ra một ứng dụng độc lập như Second Life, Lively có dạng là một “phòng chat ảo”, được truy cập qua trình duyệt web và được hỗ trợ bởi Adobe Flash.
Google Lively không có khả năng cạnh tranh với các mạng xã hội khác.
Mặc dù ý tường này được đánh giá là khá thú vị nhưng thế giới ảo này không thu hút như Second life và không khác nhiều so với Facebook hay các mạng xã hội khác. Kết quả, Lively đã thất thủ sau khi ra mắt vài tháng.
3. Microsoft Zune
Cuối năm 2001, Apple đã thực hiện "cuộc cách mạng" trong thế giới âm nhạc kỹ thuật số với sự ra mắt của máy nghe nhạc iPod. Sau 5 năm, Microsoft đã tung ra Zune, cạnh tranh trực tiếp với “Táo Khuyết”.
Máy nghe nhạc Zune đã thất bại nặng nề.
Bên cạnh nhiều nhận xét tích cực, Zune đã phải nhận thất bại do gia nhập vào thị trường quá chậm, tiếp thị kém và không có sự ủng hộ của các hãng thu âm lớn. Tuy rằng doanh số bán hàng không cao nhưng hãng cũng đã kịp tung ra 6 thế hệ Zune trước khi “khai tử” vào năm 2012.
4. Windows Phone
Microsoft đã cho ra mắt Windows Phone 7 – hệ điều hành phiên bản đầu tiên trong năm 2010 – ba năm sau khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt và hai năm sau khi thiết bị Android đầu tiên được “trình làng”. Do được công bố quá chậm trễ, người dùng và các nhà phát triển đã quen thuộc với hệ sinh thái của iOS và Android.
Hệ điều hành Windows Phone chỉ chiếm 1% thị phần trên thế giới.
Với hy vọng mở rộng hệ điều hành Windows Phone của mình, Microsoft đã mua lại thương hiệu điện thoại Nokia vào năm 2014. Tuy vậy, hệ điều hành này cũng chỉ chiếm 1% thị phần trên toàn thế giới.
5. BlackBerry Storm
Sau sự xuất hiện của iPhone, lãnh đạo của BlackBerry đã mạnh mẽ phủ nhận ưu thế của loại màn hình cảm ứng này và cho rằng người dùng sẽ không cần tới chúng. Khi thành công đến với iPhone, “Dâu Đen” đã cố gắng đưa màn hình cảm ứng vào điện thoại Storm của mình với thiết kế khá dị - màn hình mô phỏng bàn phím.
Điện thoại Storm đã khiến BlackBerry thiệt hại 500 triệu USD.
Kết quả, hãng này đã phải chịu thiệt hại gần 500 triệu USD. Thị phần của BlackBerry tiếp tục sụt giảm ngay sau đó và phải ngừng sản xuất vào năm ngoái, rơi vào tay của công ty TCL.
6. HP Touch Pad
Touch Pad của HP đã từng bị chê tơi tả.
HP tung ra Touch Pad vào tháng 07/2011 với tư cách là “đối thủ” của Apple iPad. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau khi ra mắt, hãng này đã phải tuyên bố ngừng bán tất cả các thiết bị chạy web OS, bao gồm cả Touch Pad. Lượng hàng tồn kho được bán phá giá 99 USD/ đơn vị.
7. Facebook Home
Vào năm 2013, Facebook đã từng cố gắng tiếp quản thiết bị Android với Facebook Home – trình duyệt giúp người dùng có thể xem và đăng nhanh chóng nội dung lên Facebook, thông báo cho các người dùng khác và chạy các ứng dụng. Đồng thời, màn hình khóa cũng có khả năng hiển thị thông báo từ Facebook và các ứng dụng khác.
Giám đốc điều hành Facebook - Mark Zuckerberg.
Theo các chuyên gia, Facebook Home là sự nỗ lực của tập đoàn Facebook nhằm mục đích tiếp cận hệ điều hành OS mà không cần dùng ứng dụng. Mặc dù vậy, ứng dụng này bị đánh giá thấp và không có tính bảo mật cao. Bù lại, sự thất bại này đã dẫn đường cho Facebook tạo nên Messenger ngày nay.
8. Kính thông minh Google Glass
Ban đầu, Google đã giới thiệu kính thông minh của mình thông qua chương trình “Explorer” phiên bản hạn chế vào năm 2013. Sau đó một năm, hãng này tiếp tục tung ra thiết bị thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR). Giá ban đầu của chiếc kính này lên tới 1500 USD (tương đương 34 triệu đồng).
Kính thông minh Google Glass có giá bán quá cao.
Giới công nghệ đã ca ngợi chiếc kính này là nền tảng của sự phát triển điện toán trong tương lai. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp đã cấm sử dụng loại thiết bị trên và người tiêu dùng cũng không mấy hào hứng đón nhận do thiết kế kém sang và giá quá cao. Hiện Google đã dừng sản xuất kính vào năm 2015 và hứa hẹn sẽ tái xuất vào thời gian tới.
9. Điện thoại Fire Phone của Amazon
Điện thoại Fire Phone bị ngừng kinh doanh sau 1 năm.
Trong năm 2014, điện thoại Fire Phone của Amazon đã bị chê tơi tả vì sao chép y hệt từ máy tính bảng Kindle Fire. Ngoài ra, thiết bị này cũng chỉ có cấu hình tầm trung, không có khả năng cạnh tranh với các “đối thủ” mạnh như Android và iPhone. Cuối cùng, hãng phải ngừng kinh doanh mặt hàng vào năm 2015.
10. Samsung Galaxy Note 7
Galaxy Note 7 gặp lỗi về pin.
Vào cuối năm ngoái, loạt “siêu phẩm” Galaxy Note 7 của Samsung đã gặp phải tình trạng cháy nổ do lỗi pin. Việc liên tiếp xảy ra các vụ nổ nghiêm trọng đã khiến “ông trùm” công nghệ Hàn Quốc phải thu hồi gấp hàng triệu thiết bị và chính thức “khai tử” Note 7, thiệt hại ước tính lên đến hơn 5 tỷ USD.
Công nghệ thực tế tăng cường (AR) hứa hẹn sẽ lấp đầy thông tin ảo vào thế giới thực và cuối cùng là thay thế điện...