Trực thăng Mi-17 hiện là một trong những loại vũ khí được Quân đội Syria sử dụng thường xuyên để chi viện hỏa lực cho các lực lượng trên bộ (bộ binh – xe tăng) tiến đánh quân khủng bố. Cùng với những chiếc Mi-8 và Mi-24, Mi-17 tham gia hầu hết các nhiệm vụ từ cung cấp hậu cần cho các đơn vị Quân đội Syria bị bao vây và thực hiện tấn công trực tiếp vào các vị trí quân khủng bố. Nguồn ảnh: Oryx
Tất nhiên, các trực thăng Mi-8 cũng như Mi-17 phải chịu sự đe dọa ghê gớm từ tên lửa vác vai, súng máy hạng nặng, súng máy phòng không thậm chí là cả tên lửa chống tăng TOW khi bay thấp yểm trợ hỏa lực. Trong khi máy bay thiếu vắng các hệ thống báo động sớm, hệ thống mồi bẫy tự vệ khiến khả năng bị trúng đạn rất cao. Nguồn ảnh: Oryx
Trong các nhiệm vụ chiến đấu suốt 6 năm nội chiến vừa qua, đã có rất nhiều trực thăng Mi-17 của Không quân Syria bị bắn hạ. Trong ảnh, thảm khốc chiếc Mi-17 bị trúng tên lửa gẫy đôi trên không đang bùng cháy dữ dội trước khi rơi xuống mặt đất. Nguồn ảnh: Oryx
Trước những thương vong to lớn đó, Quân đội Syria dù trong tình cảnh “thù trong, giặc ngoài” gặp vô vàn khó khăn nhưng vẫn nỗ lực tìm ra phương cách nâng cấp trực thăng Mi-17 để tăng khả năng sống sót, tăng khả năng tác chiến, cải thiện hỏa lực hơn nữa…Nguồn ảnh: Oryx
Một trong những điểm nâng cấp đáng chú ý trên một số trực thăng Mi-17 của Không quân Syria là việc trang bị camera hồng ngoại trinh sát bán cầu trước (FLIR) gắn dưỡi mũi máy bay. Nguồn ảnh: Oryx
Khí tài này cho phép phi công phát hiện sớm các mục tiêu trên mặt đất thay vì dùng mắt thường như trước kia, ngoài ra cũng cho phép máy bay có thể hoạt động ban đêm – khiến các súng máy, tên lửa vác vai của phiến quân mất khả năng chiến đấu. Nguồn ảnh: Oryx
Tiếp theo là những nâng cấp về mặt hỏa lực, trước đây các trực thăng Mi-17 thường chỉ mang được các ống phóng rocket 57 hoặc 80mm, thì nay…Nguồn ảnh: Oryx
…Syria đã tích hợp thành công các gunpod UPK-23 vốn chỉ được trang bị trên máy bay cánh cố định hoặc trực thăng chiến đấu Mi-24. Gunpod UPK-23 lắp khẩu pháo GSh-23L 23mm nòng kép có thể bắn thủng xe thiết giáp, công phá hiệu quả các công sự phòng ngự, bộ binh đối phương. Đây là sự bổ sung cần thiết cho hỏa lực Mi-17. Nguồn ảnh: Oryx
Một nâng cấp đáng chú ý nữa là việc xuất hiện bằng chứng cho thấy một chiếc trực thăng Mi-17 lắp hệ thống treo ngoài "rất lạ" - được một số chuyên gia đánh giá là hệ thống bảo vệ chủ động chống các tên lửa vác vai. Nguồn ảnh: Oryx
Tuy khả năng của thiết bị này chưa được thực nghiệm, nhưng nếu đây là sự thật thì đó là bước tiến quân sự vượt bậc của Syria, bởi hiện nay trên thế giới không nhiều quốc gia chế tạo được hệ thống phòng vệ chống tên lửa cho trực thăng. Ngay cả các trực thăng họ Mi-8/17 của Nga cũng ít được trang bị hệ thống tương tự. Nguồn ảnh: Oryx
Ngoài ra, ở một số phần trọng yếu của máy bay như buồng lái, thùng dầu, động cơ được tăng cường thêm tấm giáp bảo vệ để tăng khả năng sống sót khi bị địch tấn công. Nguồn ảnh: Oryx
Tất nhiên, các nâng cấp này không phải là dành cho tất cả các máy bay Mi-17, chỉ có một số được trang bị, phần còn lại phi công vẫn phải tận dụng mọi thứ mình có với quyết tâm chiến đấu cao nhất trong cuộc chiến chống khủng bố còn hết sức dai dẳng, khốc liệt. Nguồn ảnh: Oryx