Thiên thạch là gì?
Theo Wiki, thiên thạch, theo nghĩa chữ Hán Việt là "đá trời", hiện nay trong tiếng Việt được dùng không thống nhất, để chỉ nhiều loại thiên thể với các bản chất hoàn toàn khác nhau.
Thiên thạch (meteoroid) là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi còn ở trong vũ trụ thì nó được gọi là vân thạch. Khi thiên thạch từ ngoài không gian rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng, có thể có sự đốt cháy lớp ngoài. Nó tạo ra hiện tượng "sao băng" dạng điểm sáng và thường có cái đuôi hướng từ phía Trái Đất đi ra. Một số thiên thạch có kích thước đủ lớn và nhân khó bốc hơi, thì có thể rơi đến bề mặt Trái đất, để lại viên hay khối rắn và khối này vẫn được gọi là "thiên thạch" (meteorite).
Thiên thạch (meteoroid) là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất.
Ngoài ra, thiên thạch dạng đá chưa bị thay đổi do sự tan chảy hoặc biến đổi của nguồn thiên thạch mẹ, được gọi là chondrit.
Thường thì khi thiên thạch di chuyển với vấn tốc nhanh và khi va vào bề mặt của một hành tinh hay tiểu hành tinh thì nó để lại trên bề mặt của hành tinh đó những mảnh vỡ hay những dấu vết về sự va chạm. Chúng ta có thể thấy rõ những ảnh chụp từ trongkhông gian của NASA về những vết rỗ trên Mặt Trăng vì ở đây không có gió hay trên Hỏa tinh (Sao Hỏa).
Trên thế giới đã tìm thấy rất nhiều những nơi mà dấu vế về vụ va chạm thiên thạch để lại. Tính đến giữa năm 2006, trên thế giới đã có khoảng 1050 mẫu thiên thạch từ những vụ va chạm và có khoảng 31.000 tài liệu ghi chép về thiên thạch.
Cách nhận biết thiên thạch
Theo ông Nguyễn Đức Phường, Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam cho biết, thiên thạch có đặc điểm riêng có thể phân biệt bằng mắt thường. "Bề mặt thiên thạch thường đen nhẵn và bóng. Cũng có thiên thạch trên bề mặt có những vết lõm tròn nhẵn, hoặc các đường sẻ nứt do quá trình bào mòn và cháy nổ trong không khí", ông Phường nói.
Thiên thạch Willamette tìm thấy ở Mỹ năm 1902. (Ảnh:Wikipedia).
Bên cạnh đó, bên ngoài mặt cắt của thiên thạch sẽ thấy nhiều hạt trong nhỏ, đường kính 1-3 mm.
- Về khối lượng, với cùng một kích cỡ thì thiên thạch thường nặng hơn và cứng chắc hơn đá thường. Thiên thạch thường chứa lượng sắt nhất định, có từ tính, dùng nam châm thử để nhận biết.
- Về màu sắc, thiên thạch thường có màu đen, hoặc ngả màu đen vàng do bị oxy hóa.
Theo bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao, thành phần chủ yếu của thiên thạch là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4-8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên trái đất không nhiều như vậy. Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch sắt rồi dùng axit nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa. Đó là vì thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng là một cách để nhận biết thiên thạch.
Nhưng, theo ông Phường, khi ai đó có trong tay một thiên thạch, tốt nhất nên nhờ chuyên gia thẩm định để có kết luận chính xác.