Chẳng phải ai xa lạ chính là con gái của Võ Tắc Thiên, chỉ vì “sủng nam” yêu thích nhất của mẹ chết. Nàng đã “đích thân” dâng một chàng trai trẻ khỏe khác để phục vụ mẹ mình.
Sau khi Hứa Hoài Nghĩa bị xử tử, để xoa dịu "nỗi đau thầm kín" của mẹ, Thái Bình công chúa đã giới thiệu cho Võ Tắc Thiên người em trai của chồng làm bầu bạn. Theo sử sách ghi lại thì người đàn ông này có tên là Trương Sướng Tôn và là một "mỹ nam" thực sự. Để miêu tả vẻ đẹp của Trương tiên sinh, có tài liệu đã ghi: "Trương Sướng Tôn có khuôn mặt trong sáng như pha lê với ánh mắt và khóe miệng luôn hút hồn người đối diện. Không những thế, với làn da trắng ngần, mềm mại và thân hình uyển chuyển như một thiếu nữ, Trương tiên sinh quả thực là một đệ nhất mỹ nam".
Sủng nam yêu thích của Võ Tắc Thiên là Trương Sướng Tôn.
Năm 698 Võ Tắc Thiên lập ra Khống Hạc giám, sau đổi tên thành Phụng Chấn phủ, do anh em nhà họ Trương quản lý, nghiễm nhiên trở thành tam cung lục viện của nữ hoàng đế.
Có truyền thuyết nói về Diện thủ tam thiên – 3 nghìn trai đẹp trong hậu cung của Võ Tắc Thiên, dù không được ghi chép trong chính sử nhưng việc bà tuyển chọn rộng rãi và sủng ái giai đẹp là có thật.
Lần đầu tiên gặp gỡ Trương Sướng Tôn, Võ Tắc Thiên đã lập tức đắm đuối tới mức mê mẩn. Sau đó không lâu, chàng trai họ Trương đã được lệnh vào cung để hầu hạ "hoàng đế" và trở thành một cánh tay đắc lực giúp việc cho Võ Tắc Thiên. Nhờ có sự chăm sóc "ân cần và chu đáo" từ Trương mà thần sắc cũng như tinh thần của Võ hoàng đế thay đổi rõ rệt. Cũng chính vì lý do này mà Trương Sướng Tôn được Võ Tắc Thiên vô cùng ân sủng.
Võ Tắc Thiên khi về già vẫn là một người đàn ba đa dâm.
Cũng giống như Hứa Hoài Nghĩa, khi nhận được sự sủng ái đặc biệt từ người đứng đầu triều đình, Trương Sướng Tôn cũng trở nên kiêu ngạo. Không những thế, Trương còn "chơi trội", cặp ngay với một nha đầu thân cận của Võ Tắc Thiên. Vào một ngày đẹp trời, khi cặp đôi này hú hý với nhau tại vườn thượng uyển thì bị Võ Tắc Thiên bắt gặp. Lập tức, Võ hoàng đế đã rút gươm và chém sượt qua đầu ả nha đầu trong sự bàng hoàng của Trương Sướng Tôn. Tuy nhiên sau đó chuyện này đã được "giải quyết" êm đẹp vì Thái Bình công chúa đã có ý kiến rằng " Không nên làm to chuyện, làm trò cười cho thiên hạ".