Dân Việt

Câu chuyện về “thành phố iPhone” tại Trung Quốc

Trần Vy 08/07/2017 07:55 GMT+7
Hiện nay, nhà máy chế tạo linh kiện điện tử Foxconn của Apple iPhone tại Trịnh Châu, Trung Quốc đã có khoảng 250.000 nhân công.

Chia sẻ với phóng viên của tạp chí Wall Street Journal, người nông dân có tên Zhang Hailin kể lại: năm 2010 là thời điểm ông nhìn thấy những chiếc máy bay trực thăng bay qua những cánh đồng ngô và lúa mỳ của quê hương ông - Trịnh Châu, Trung Quốc. Chỉ ba ngày sau, hàng trăm xe ủi được điều động đến vùng đất này và dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện cho iPhone được tiến hành, biến Trịnh Châu trở thành “iPhone City” – Thành phố iPhone.

Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, hệ thống các nhà máy sản xuất nhanh chóng được xây dựng, đường dây điện được kết nối và những chiếc xe bus chở đầy nhân công bắt đầu lăn bánh tới Tập đoàn Công nghệ Foxconn – Foxconn Technology Group. Sau một năm xây dựng, tỷ phú Terry Gou – Chủ tịch tập đoàn cho hay, khu công nghiệp này đã thu hút 100.000 nhân công.

img

Công nhân làm việc tại nhà máy Foxconn, Trịnh Châu, Trung Quốc.

Tính tới thời điểm hiện tại, Foxconn đang có khoảng 250.000 nhân công, tương đương với dân số của thủ phủ Madison, tiểu bang Wiscosin, Mỹ. Mỗi năm, nhà sản xuất này cho “ra lò” 150 triệu chiếc iPhone cùng 20 triệu iPad và các thiết bị điện tử khác.

Phía Foxconn cho hay, nhà máy có nhu cầu tuyển dùng hàng triệu nhân công trên khắp lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm cả khu vực tỉnh Thâm Quyến. Sự thành công của iPhone trong thập kỷ qua đã góp phần giúp nhà máy sản xuất này mở rộng quy mô hoạt động và thu hút nhiều nhân lực hơn.

Bên cạnh việc tạo ra nhiều việc làm hơn, sự thay đổi này cũng đã làm xáo trộn cuộc sống của người dân Trung Quốc do người lao động phản ánh về tính hạn chế trong quy định của công ty, điều kiện sống quá đông đúc,… Sự thành công trên quy mô toàn cầu của iPhone khiến Apple và các nhà cung cấp phải tăng cường giám sát quy trình chặt chẽ hơn.

Tập đoàn có trụ sở tại Cupertino, California, Mỹ cho hay, Foxconn là một trong số những nhà máy sản xuất “có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất”. Công ty đã đào tạo khoảng 12 triệu nhân viên chuyên nghiệp, đảm bảo thời gian làm việc không quá 48 tiếng/ tuần kèm nhiều khóa học nghiệp vụ.

Lãnh đạo của “Nhà Táo” cho hay, chúng tôi yêu cầu các nhà cung cấp chấp hành các tiêu chuẩn đã đặt ra. Công ty phải đối xử với nhân viên một cách tôn trọng và nhân đạo. Hiện tiền lương và điều kiện làm việc của công nhân tại các nhà cung cấp đã được cải thiện đáng kể trong 5 năm qua.

Việc di chuyển nhà máy sản xuất tới Trịnh Châu được quyết định bởi nhiều yếu tố: gần nơi ở của người lao động, hệ thống cơ sở hạ tầng và đường sá thuận tiện. Ở đây, “thành phố iPhone” chỉ tập trung vào sản xuất một sản phẩm duy nhất. Cũng tại thành phố này, các trung tâm mua sắm, nhà hàng, quán karaoke,... được dựng lên để phục vụ cho nhu cầu của công nhân viên.

Để nâng cao năng suất lao động, chuẩn bị cho phiên bản iPhone kế nhiệm, công ty này đang đẩy mạnh việc tìm kiếm nhân công. Phía công ty cho biết thêm: “Mặc dù Chính phủ có đã hỗ trợ chúng tôi khá nhiều khi tuyển dụng nhưng chi phí liên quan tới tuyển dụng và đào tạo công nhân mới đều bị Foxconn chi phối.”

NÓNG: iPhone 8 giả, giá 2,5 triệu đồng về Việt Nam

Trong những ngày gần đây, thị trường trong nước xuất hiện mẫu iPhone 8 “nhái”, có xuất xứ từ Đài Loan và chỉ có...