Dân Việt

Hình phạt khủng khiếp cho người vợ ngoại tình thời phong kiến Trung Quốc

Trần Vũ (theo Toutiao) 11/07/2017 18:30 GMT+7
Trong thời phong kiến ở Trung Quốc, người ta có một hình phạt rất khủng khiếp dành cho những người phụ nữ phản bội hôn nhân. Đó là hình phạt cưỡi con lừa gỗ. Vậy hình phạt này kinh khủng thế nào?

Trong truyện Thủy Hử, một hình phạt đáng sợ dành cho những người vợ không chung thủy khiến chúng ta kinh tâm động phách là hình phạt cưỡi con lừa gỗ. Những kẻ phạm tội tiếp tay cho kẻ phá hoại hôn nhân người khác hoặc chính mình phá hoại hôn nhân người khác cũng như những người phụ nữ cố ý giết người, thì hình phạt sẽ là bị cưỡi lừa gỗ.

img

Nhiều người đặt câu hỏi hình phạt con lừa gỗ là thế nào, dụng cụ hành hình có cấu tạo thế nào và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Chúng ta cùng thử phân tích một chút xem vì sao lừa gỗ có thể khiến những người phụ nữ phản bội hôn nhân mới nghe tiếng đã hoảng sợ. Một số người thà tự tử còn hơn là gặp nó.

Đầu tiên, dụng cụ hành hình lừa gỗ bắt đầu từ thời nhà Tống. Sau đó, trong quá trình sử dụng lâu dài, lại tiến hành cải tiến, khiến cho nó càng trở nên tàn bạo hơn.

Trước tiên nhìn vào cấu tạo con lừa gỗ. Từ vật liệu sản xuất, con lừa gỗ nhìn vô cùng giản đơn, không khác gì một con ngựa gỗ, chỉ thêm một cơ quan để giúp nó có thể vận động lên xuống. Đặt vào thời đại ngày nay, các cơ quan của nó đơn giản như đồ chơi trẻ con. Nhưng vào thời ngày xưa, đây đã là một công trình hao tốn nhiều suy nghĩ.

Trước tiên bụng của lừa gỗ được làm rỗng, nối với 4 chân lừa, sau đó thêm 4 bánh xe để di động, những cái này đều không khó. Cái khó khăn nhất là trên bụng lừa gỗ gắn một cái chùy gỗ. Chùy được nối liền với một cái đòn bẩy. Khi lừa gỗ được người đẩy cho di động, chùy sẽ chọc lên chọc xuống liên tục, đạt được mục đích hành hình của dụng cụ.

img

Thiết kế này khiến người ta sợ ở chỗ, nếu phạm nhân ngồi trên lừa gỗ, theo từng bước lừa bị đẩy đi ra pháp trường, trong quá trình này, cái chùy gỗ lớn liên tục làm việc, khiến người phạm nhân liên tục bị chùy chọc vào hậu môn, sống không bằng chết.

Rất nhiều phạm nhân đã không chịu được sự tra tấn như vậy, không đến được pháp trường đã chảy máu nhiều mà hấp hối.

Đó mới chỉ là con lừa gỗ nhà Tống, sang triều Minh trở đi, lừa gỗ lại được cải tiến một bước nữa. Có thể do cảm thấy như thế chưa đủ tàn nhẫn, và để cho nữ phạm nhân trong thời gian diễu phố đau khổ hơn, các nhà phát minh đã thêm bộ phận để có thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm của cái chùy.

Tất nhiên, dụng cụ hành hình lừa gỗ là một công cụ răn đe là chính. Thực tế nó ít được sử dụng. Rất nhiều người chỉ cần nghĩ đến việc phải chịu hình phạt này nếu phản bội hôn nhân, thì đã chọn con đường an phận.