1. Kawasaki Ninja H2
Với khoảng cách 30 năm giữa mô hình GPz750 Turbo và Ninja H2, có thể khẳng định rằng, Kawasaki đã đạt những tiến bộ to lớn so với động cơ tăng áp sơ khai của mình. Giá thành cao, số lượng hạn chế chỉ 120 chiếc trên toàn cầu, Ninja H2 sử dụng động cơ I4 siêu nạp, DOHC, 16 van, dung tích 998 cc, có công suất cực đại 207 mã lực và mô-men xoắn cực đại 133 Nm.
2. Kawasaki Z1R-TC
Được bán thông qua các đại lý Kawasaki của Mỹ vào năm 1978, Z1R-TC thực sự là một sản phẩm đặc biệt do Kawasaki sản xuất sau khi tung ra bộ kit Turbo-Pak dành cho chiếc Z1R. Động cơ tăng áp 4 xi-lanh, thẳng hàng, dung tích 1.016 cc, cho sức mạnh đạt 130 mã lực tại 8.500 vòng/phút.
3. Kawasaki GPz750 Turbo
Ra mắt vào năm 1984, Kawasaki GPz750 Turbo cũng đạt được tầm ảnh hưởng lớn tương đương với chiếc H2 hiện tại của hãng, khi là chiếc môtô có động cơ tăng áp mạnh nhất thế giới, với hiệu năng ngang với những superbike 1000 cc dù có dung tích nhỏ hơn. Động cơ 738 cc tăng áp 4 xi-lanh của GPz750 Turbo có công suất lên tới 112 mã lực, khiến xe mạnh hơn cả chiếc GPz1100 với máy lớn hơn.
4. Honda CX500 Turbo
Honda tung ra chiếc CX500 Turbo vào năm 1982. Sức mạnh động cơ của CX500 Turbo là động cơ V-Twin đặt ngang nổi tiếng, nhưng được trang bị hệ thống phun nhiên liệu điện tử PGM-FI và kèm theo một tăng áp với áp suất 19 psi, đạt công suất 83 mã lực. Tuy nhiên do có giá thành sản xuất cao, Honda cũng đã “khai tử” chiếc xe vào năm 1983.
5. Honda CX650 Turbo
Động cơ trên CX650 Turbo đã khắc phục hầu hết các vấn đề về tụt hậu CX500 Turbo trước đó. Tuy nhiên Honda đã từ chối nâng cấp và tăng công suất và tỷ lệ nén, do đó công suất động cơ thấp hơn so với phiên bản cũ hơn.
6. Suzuki XN85
Suzuki XN85 không phải là chiếc xe động cơ turbo nổi tiếng nhất của thập niên 80, nhưng nó là một chiếc máy gọn gàng với kiểu dáng Katana và một hệ thống turbo gọn gàng. Dung tích chỉ là 673 cc, và con số 85 trong tên xe đến từ công suẩt được công bố của xe.
7. Peugeot Jetforce Compressor
Chiếc xe tay ga của Peugeot nổi bật với ngoại hình hấm hố mạnh mẽ và vận hành như những chiếc xe đua cỡ nhỏ. Công nghệ Compressor giúp khí được nén bằng máy trước khi đi vào buồng đốt, do đó công suất có thể tăng từ 12,5 mã lực lên 19,5 mã lực.
8. Yamaha XJ650 Turbo
Yamaha đã gia nhập cuộc đua turbo khá sớm, đó là thời điểm vào năm 1982. Động cơ làm mát bằng không khí giúp XJ650 Turbo tăng tốc lên đến 90 mã lực, đây là công suất khủng đối với chiếc xe 650 cc vào thời điểm đó. Tuy nhiên, khung gầm XJ650 không được đánh giá cao, khiến xe giống một chiếc tourer hơn là một chiếc xe thể thao.
9. Vyrus 987 C3 4V Supercharged
Tại thời điểm năm 2009, chiếc Vyrus (trang bị động cơ tăng áp của Ducati 1198) sở hữu công suất 211 mã lực đã được mệnh danh là chiếc xe đạp “sản xuất” mạnh mẽ nhất thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, con số này đã bị hàng loạt siêu xe trang bị động cơ hút khí tự nhiên vượt qua. Mặc dù vậy, Vyrus là một con “quái thú” khá ấn tượng, với khung gầm có nguồn gốc Bimota Tesi và động cơ tăng áp.
10. Icon Sheene
Với 52 chiếc được sản xuất, Icon Sheene trang bị động cơ hàng “khủng”, tăng áp turbo 4 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 1400 cc của hãng Suzuki. Công suất 250 mã lực và mô-men xoắn cực đại 180 Nm. Và chỉ có đúng 52 chiếc xe đã được sản xuất.
Trong khi Yamaha có dòng Sport Heritage XSR của riêng mình thì Kawasaki cũng đang theo xu hướng thiên về các cỗ máy phong cách retro.