Quân đội Ấn Độ được cho là đang có 20 vạn lính ở biên giới với Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhắc lại yêu cầu, buộc quân đội Ấn Độ rút lui ngay lập tức khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp tại dãy núi Himalaya nhằm tránh “leo thang căng thẳng”, theo RT. Tuyên bố của Trung Quốc đưa ra sau khi nước này tập trận bắn đạn thật gần khu vực này.
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 18.7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng kêu gọi Ấn Độ rút quân khỏi khu vực giáp biên giới nước này và Bhutan. “Chúng tôi đã nói nhiều lần rằng Trung Quốc hy vọng Ấn Độ hiểu tình hình và rút quân ngay lập tức khỏi biên giới”, hãng tin AP trích lời ông Lục.
Ông Lục cũng khẳng định trước khi bất kì cuộc đàm phán nào diễn ra, Ấn Độ phải rút quân trước. Xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra hàng chục năm qua và chưa tìm được hướng giải quyết.
Căng thẳng leo thang hôm 16.6 sau khi Trung Quốc xây dựng một con đường ở cao nguyên Doklam, nơi được Ấn Độ xem là đất đai của Bhutan. Chính quyền Bhutan kêu gọi Ấn Độ trợ giúp và điều này khiến Trung Quốc không hài lòng.
Chính quyền Ấn Độ cũng cảnh báo con đường mà Bắc Kinh xây dựng “là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng” vì đây là đường dẫn vào khu vực nối với 7 bang miền tây bắc Ấn Độ, theo NDTV.
Khu vực xảy ra tranh chấp lãnh thổ.
Trung Quốc đáp trả bằng cách chặn đường dẫn lên đỉnh Kailash, một nơi linh thiêng của người Hindu và Phật giáo tại Tây Tạng. Trước đó ít ngày, Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trong 11 tiếng liên tiếp gần biên giới.
Trong buổi tập trận, một lữ đoàn trang bị tên lửa phóng loạt, súng máy hạng nặng và đạn pháo đã nã đạn xối xả vào các mục tiêu giả định. Ngoài ra, quân Trung Quốc còn diễn tập xác định và tiêu diệt máy bay đối phương.
Hiện nay, cả Trung Quốc và Ấn Độ đang có khoảng 3.000 lính ở khu vực tranh chấp. Theo quy định, lính tiền tuyến của hai bên không mang theo vũ khí, đề phòng xung đột leo thang. Nhiều cuộc đụng độ tay không đã xảy ra giữa hai bên, theo RT.
Truyền thông Trung Quốc khẳng định Ấn Độ có 20 vạn quân tại khu vực này, nhiều gấp chục lần lượng quân của Bắc Kinh. Để khẳng định chủ quyền với vùng đất tranh chấp, Trung Quốc đưa ra nhiều bằng chứng nhưng bị Ấn Độ phản bác. Chính quyền New Delhi cho rằng Bắc Kinh đã làm giả chứng cứ lịch sử.
Căng thẳng biên giới Trung-Ấn có dấu hiệu gia tăng và truyền thông Trung Quốc mới đây tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng cho một...