Dù Trung Quốc có nhiều bom tấn trăm triệu đô nhưng phim ảnh Hoa ngữ cũng không thiếu những tác phẩm được đầu tư nghèo nàn sơ sài. Gần đây nhất có thể kể đến “Thái tử phi thăng chức ký” 2015.
Do thiếu kinh phí nên đoàn phim “nghèo nhất lịch sử” không đủ tiền thuê nhân viên trang điểm. Các diễn viên tự trang điểm cho nhau. Trong ảnh, hai diễn viên chính Trương Thiên Ái và Thịnh Nhất Luân giúp nhau cài lại trang phục và makeup ngay ở phim trường. Ngoài ra, diễn viên Vu Mông Lung tự bỏ tiền túi để thu âm ca khúc chính cho phim, vì ekip không đủ tiền chi trả.
Nhiều khán giả tinh ý nhận ra bối cảnh quay “Thái tử phi thăng chức ký” rất đơn giản. Dù là chốn cung cấm nhưng đạo cụ rất sơ sài. Đạo diễn phim tiết lộ, do không đủ kinh phí thuê phim trường, kể cả phim trường hạng trung. Cuối cùng, ekip chọn quay ở phim trường Tượng Sơn (Chiết Giang). Tuy nhiên, khi tới, đạo cụ tại đây đã được di chuyển tới Hoành Điếm để phục vụ cho dự án khác.
Giường của thái tử chỉ là một tấm phản gỗ đặt dưới nền đất.
Hậu trường cảnh quay nghèo nàn, bố cục đơn giản của thái tử Tề Thịnh (Thịnh Nhất Luân).
Bộ kiệu ngồi của thái tử chỉ là một chiếc ghế gỗ đơn giản. Đây cũng là bối cảnh quay chính của “Lang nha bảng” – một bộ phim được đầu tư hoành tráng.
Đoàn phim nghèo tới nỗi không sắm nổi mẫu giày cung đình thời xưa cho diễn viên. Các diễn viên đi cùng một mẫu dép sandal trong tẩm cung.
Vì thiếu tiền để thuê diễn viên quần chúng, một nhân viên hậu trường được mời góp mặt trong nhiều cảnh quay của phim.
Trang phục của các diễn viên nữ trong phim cũng thuộc hàng bình dân và dễ kiếm trên các trang web bán hàng online nổi tiếng như taobao.
Cả đoàn phim chỉ có tới 10 người kể cả vai chính lẫn vai phụ. Dù thiếu vốn đầu tư song “Thái tử phi thăng chức ký” lại là web-drama nổi tiếng và thành công nhất tính tới thời điểm hiện tại.
“Bắt cóc hoàng đế về hiện đại” cũng là web-drama có kinh phí ít ỏi. Giống “Thái tử phi thăng chức ký”, đoàn phim vỏn vẹn chưa tới 20 người.
Trong phim, phân cảnh hoàng đế dâng cống phẩm Tây vực cho mỹ nhân khiến nhiều người xem “cười vỡ bụng” khi "cống phẩm" chỉ là một quả chuối.
Do thiếu tiền thuê diễn viên quần chúng, ở những phân cảnh hoàng đế đi săn, đoàn tùy tùng chỉ có... 7 người.
Bữa ăn của hoàng thượng trong phim khiến nhiều người không thốt nên lời.
Tẩm cung của hoàng thượng chỉ có một vài phi tử. Trang phục của các người đẹp cũng được tối giản, đồ trang sức vô cùng ít ỏi.
Bộ phim kinh điển “Tây du ký 1986” cũng là một trong những siêu phẩm có kinh phí nghèo nàn. Cố đạo diễn Dương Khiết lâm vào cảnh chật vật khi kinh phí 6 triệu NDT chỉ đủ thuê 1 quay phim, 1 máy quay. Dù muốn quay 30 tập nhưng do không đủ tiền nên đoàn phim đã cắt giảm còn 25 tập. Những đạo cụ trong phim cũng được tiết chế và tìm cách khắc phục. Điển hình nhất phải kể đến chú ngựa bạch mã mà Đường Tăng cưỡi.
Do không tìm được ngựa trắng nên đoàn phim đành dùng một chú ngựa đen và sơn trắng toàn thân con vật để “đánh lừa” người xem. Mỗi lần quay cảnh dưới nước, ekip lại “méo mặt” vì lớp sơn bị trôi đáng kể.
Hầu hết những cảnh tòa tháp trên màn ảnh đều được ekip sử dụng mô hình để thay thế.
Fan của “Tây du ký” dễ dàng nhận ra việc một diễn viên đảm nhận nhiều vai diễn trong phim. Ngoài vai Đường Tăng, Trì Trọng Thụy còn đóng thêm ba nhân vật: Long Vương, Thiên đình văn thần, Sa Tăng (trong tập Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu).
Từ Thiếu Hoa cũng diễn thêm hai vai cha Đường Tăng và Đông Hải Long Vương.
Phó chủ nhiệm sản xuất phim Lý Hồng Xương đảm nhận 7 vai diễn trong phim.
Công tác tạo hiệu ứng sương khói trong phim rất đơn giản. Trước khi ghi hình, nhân viên hậu trường sẽ đi rắc bột trắng hoặc bột màu để tạo hiệu ứng cảnh mờ ảo.
“Võ lâm ngoại truyện” cũng được xếp vào hàng phim thiếu kinh phí. Do túng thiếu, đoàn phim chỉ thuê một quán trọ nhỏ trong phim trường làm bối cảnh chính.
Cả ekip quay chưa đầy 20 người từ diễn viên đến nhân viên hậu trường.