Ảnh minh họa.
Theo National Interest, các loại tên lửa chống hạm truyền thống như Harpoon của Mỹ hay Exocet của Pháp sử dụng động cơ rocket và tuốc bin phản lực (turbojet) xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Các tên lửa này có thể bay ở tầm thấp, chỉ khoảng 4,5 mét trên mặt nước. Mục tiêu hoàn toàn không thể phát hiện ra tên lửa vì độ cong của Trái đất, cho đến khoảng cách rất gần. Ước tính tàu chiến đối phương chỉ phát hiện ra tên lửa Harpoon cách khoảng 2 phút bay.
Sau phương Tây, Liên Xô cũng đã sở hữu tên lửa chống hạm siêu thanh cho riêng mình. Đó là phiên bản P-270 Moskit sản xuất những năm 1980. Ngày nay, tên lửa chống hạm siêu thanh dần rơi vào quên lãng bởi xung đột có khuynh hướng diễn ra trên đất liền hơn.
Nhưng có một quốc gia từ xưa đến nay luôn tập trung vào tác chiến trên biển. Quốc gia này đang tập trung cải thiện cả số lượng và chất lượng hải quân, chế tạo hàng loạt tàu khu trục, khinh hạm, tàu đổ bộ và tàu sân bay.
Đó chính là Nhật Bản, quốc gia đang âm thầm quan sát Hải quân Trung Quốc (PLAN) dần chuyển mình sang lực lượng hải quân nước xanh (lực lượng chiến đấu ở vùng biển xa bờ), đủ sức vươn xa đến Ấn Độ Dương hay Biển Baltic, theo chuyên gia Kyle Mizokami.
PLAN ngày nay lớn mạnh hơn Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật bản (MSDF) cả về số lượng tàu chiến và lượng giãn nước tổng thể.
Hai tàu chiến Nhật Bản đi bên cạnh tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ.
Từ những năm 2000, Nhật Bản đã tăng cường nghiên cứu và chế tạo tên lửa chống hạm nội địa. Phiên bản XASM-3 ra đời hứa hẹn sẽ làm thay đổi cán cân quân sự trên biển một cách đáng kể.
Giống như P-270 Moski, XASM-3 được trang bị động cơ phản lực, đạt tốc độ tối đa vượt Mach 3 (3.700 km/giờ). Và cũng giống như tên lửa chống hạm Mỹ, XASM-3 chỉ bay ngay trên mặc nước.
Kết hợp hai yếu tố này tạo nên thứ vũ khí sát thủ, đủ sức hạ gục bất cứ tàu chiến Trung Quốc nào, trong khi đối phương chỉ có 30 giây để phản ứng, theo chuyên gia Kyle Mizokami.
Tên lửa XASM-3 dài 5 mét, nặng 900kg, tầm bắn tối đa 150km. Tên lửa này nhỏ hơn nhiều so với Tomahawk của Mỹ. Các chiến đấu cơ đa năng F-2 của Nhật hoàn toàn có thể mang theo 2 quả tên lửa XASM-3 tùy mục đích sử dụng.
Nhật Bản dự kiến sản xuất đại trà mẫu tên lửa chống hạm siêu thanh này kể từ năm 2018. Bên cạnh đó, MSDF cũng sẽ tiếp nhận tên lửa XSSM mới. Loại tên lửa này phù hợp để gắn trên các tàu khu trục Nhật sử dụng ống phóng thẳng đứng Mark 41.
Tên lửa chống hạm siêu thanh XASM-3 gắn trên chiến đấu cơ Nhật.
Theo chuyên gia Kyle Mizokami, Trung Quốc thường điều đội tàu tác chiến đến chuỗi đảo Ryukyu tranh chấp với Nhật Bản. Để tới được Thái Bình Dương, đội tàu Trung Quốc cũng phải đi qua Ryukyu, nếu không muốn chọn đường vòng qua eo biển Đài Loan.
Việc tàu chiến và chiến đấu cơ Nhật trang bị tên lửa chống hạm XASM-3 ở chuỗi đảo Ryukyu sẽ thách thức đáng kể đến chiến lược vươn xa bờ của Trung Quốc trong thời chiến.
Các tổ hợp tên lửa chống hạm gắn trên xe phóng, đặt tại các đảo không có người sinh sống tạo nên lưới tên lửa mà tàu chiến Trung Quốc không thể nào né tránh.
Ngay cả khi chọn đường vòng để thoát “bàn tay sắt”, hải quân Trung Quốc vẫn sẽ phải đối đầu với tàu ngầm tấn công lớp Soryu, tàu tên lửa lớp Hayabusa hay chiến đấu cơ F-2 mang tên lửa XASM-3, chuyên gia Kyle Mizokami phân tích.
Sự xuất hiện của XASM-3 khiến cho vùng biển xung quanh Nhật Bản trở thành khu vực nguy hiểm trong thời chiến đối với Trung Quốc.
“Cách duy nhất để Bắc Kinh thoát khỏi tầm ngắm của các tên lửa này là đừng gây chiến tranh”, chuyên gia quân sự Mizokami kết luận.
Sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc và yêu sách của Bắc Kinh đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật Bản...