Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Sputnik tại triển lãm hàng không MAKS 2017 về triển vọng của dòng trực thăng Mi-171A2, giám đốc tiếp thị Russian Helicopter tin rằng Việt Nam là một trong những thị trường triển vọng nhất đối với dòng máy bay này. Mi-171A2 cho phép mở rộng đáng kể khả năng sử dụng kỹ thuật trực thăng so với các máy bay Mi-8 MTV-1 đang bay ở Việt Nam. Tuyên bố của giám đốc tiếp thị Dmitry Zuikov cho thấy sự tự tin của Nga về một thương vụ xuất khẩu Mi-171A2 cho Việt Nam trong tương lai. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đáng chú ý, theo vị giám đốc tiếp thị Tập đoàn Russian Helicopter (Trực thăng Nga), hóa ra trong quá trình phát triển phiên bản mới Mi-171A2, Russian Helicopter đã tìm gặp tất cả các khách hàng đang sử dụng Mi-8/17 trong đó có Việt Nam để tìm kiếm các nhận xét, đề nghị nhằm hoàn thiện Mi-171A2. Nguồn ảnh: Airlines.net
Do đó, sau nâng cấp, họ tin rằng trực thăng đa năng Mi-171A2 sẽ làm hài lòng Việt Nam và hàng chục quốc gia khác đang sử dụng họ trực thăng Mi-8/17 huyền thoại – khẩu AK trên không. Thậm chí, ngay bây giờ, phiên bản Mi-171A2 được trưng bày ở MAKS 2017 hoàn toàn thích hợp để hoạt động trong vùng khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam và nhiều nước khác. Nguồn ảnh: Airlines.net
Mi-171A2 là dòng trực thăng đa nhiệm hạng trung được phát triển trên cơ sở dòng máy bay Mi-8/17 với những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất cho phép nâng cao toàn diện độ tin cậy, an toàn và tiện nghi. Đây có thể xem là phiên bản hiện đại nhất, đáng mơ ước nhất dòng Mi-8/17 hiện nay. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo ông Dmitry Zuikov, “trực thăng Mi-171A2 được trang bị động cơ đảm bảo hoạt động đáng tin cậy hơn khi vận hành trong điều kiện vùng núi, nắng nóng và độ ẩm cao. Đây là cỗ máy tuyệt hảo dành cho các khu vực như Trung Đông, Đông Nam Á, Mỹ Latinh… Nguồn ảnh: Helis
Cũng theo vị này, đại đa số các hệ thống, linh kiện, tổng thành đều do Nga sản xuất, cho nên Russian Helicopter có thể xuất khẩu Mi-171A2 một cách “độc lập”, không e ngại đụng chạm bất kỳ biện pháp trừng phạt nào. Trước đó, một số dòng Mi-8/17 phải sử dụng động cơ do Ukraine sản xuất. Nguồn ảnh: Airlines.net
Về khả năng vận tải, tải trọng của Mi-171A2 so với Mi-8/17 thế hệ trước không giảm, nhưng lại tiện nghi thoải mái hơn. “Nó có thể chở tới 24 hành khách trong những dãy ghế hấp thụ năng lượng rất tiện lợi thoải mái với thắt lưng bốm điểm, tương ứng với tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về an toàn”, ông Dmitry Zuikov nói. Nguồn ảnh: Sputnik
Ngoài ra, khi cần chỉ trong vòng 30-40 phút, Mi-171A2 chuyển đổi từ trực thăng chở khách thành "cỗ xe tải" khổng lồ, đủ sức chở 4 tấn hàng trong khoang và đến 5 tấn trên giá treo bên ngoài, như vậy tổng cộng số tấn nhiều hơn là Mi-8/17. Nguồn ảnh: Sputnik
Tiến bộ đáng kể đó đạt được nhờ gia tăng lực đẩy của rotor cánh quạt, động cơ mạnh hơn và bộ tải nâng cao, momen điểm truyền phía sau, bánh lái, chong chóng hình chữ X. Cánh quạt như vậy giảm mức ồn mà tạo điều kiện giữ máy bay thăng bằng ổn định hơn trên không, hạ thấp tác động của sức gió bên sườn. Nguồn ảnh: Sputnik
Nói chung, các sáng chế gia của mẫu Mi-171A2 đã làm việc rất nghiêm túc với vấn đề vận hành an toàn. Ông Dmitry Zuikov cho biết: "Cần chú ý đến hệ thống cấp nhiên liệu của trực thăng. Với loạt Mi-8/17, hệ thống nhiên liệu gồm các bồn chứa chính nằm ở hai bên thân máy bay, và các bồn cung cấp nằm ở phần trên. Còn với "171A2" thì thùng nhiên liệu chỉ gồm các bồn bên sườn đã tăng dung tích. Các bồn này đảm bảo cho chuyến bay dài đến 800 km. Và, dù nghe có vẻ nghịch lý nhưng các bồn bên sườn của Mi-171A2 là an toàn hơn". Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo thông số của nhà sản xuất, phiên bản Mi-171A2 trang bị động cơ turbine trục VK-2500PS-03 có cống suất khoảng 2.400 mã lực/chiếc cho phép đạt tốc độ bay tối đa 280km/h, tốc độ hành trình 260km/h, tầm bay tối đa 800km, trần bay 6.000m. Nguồn ảnh: helis
Bên cạnh vai trò vận tải chở hàng, chở người, khi cần trực thăng Mi-171A2 có khả năng đảm nhiệm vai trò yểm trợ hỏa lực như một trực thăng tấn công. Hai bên hông có thể lắp các giá treo vũ khí cho phép mang 1,5 tấn bom và rocket. Nguồn ảnh: Airlines.net