1. “Không sao đâu, mẹ con mình sẽ cùng nhau dọn dẹp”
Hãy nói như vậy thay vì tức giận rằng: “Nếu không dọn sạch, con sẽ không được ăn món (mà con thích) nữa”. Qua những hành vi chưa tốt, trẻ sẽ vô thức kiểm tra thái độ, tình cảm của bố mẹ với chúng. Bằng cách này, bạn đang phát triển một tâm hồn lành mạnh cho con mình.
2. “Bố/mẹ yêu con!”
3 từ thần kỳ này rất quan trọng đối với sự phát triển tích cực của trẻ. Bên cạnh đó, những hành động như dành thời gian cùng con, chơi, cười, nói vui, thổi bong bóng, ôm, thảo luận các vấn đề của con và hỗ trợ nếu cần… cũng có ý nghĩa lớn không kém.
3. “Con đã làm tốt hơn hôm qua. Cố gắng lên!”
Thay vì chỉ trích: “Các bạn đều nhanh hơn con”, hãy nói những câu mang tính khích lệ trẻ.
"Ồ, phòng của con thật sạch sẽ", "Giường của con đã được thu dọn gọn gàng rồi này", "Con đã xếp quần áo thật gọn. Con làm tốt lắm"... các cụm từ như vậy giúp trẻ cảm nhận được sự ủng hộ và niềm tin từ bố mẹ và những việc làm của chúng được đánh giá cao. Bất kỳ sự khích lệ nào cũng tạo ra cảm giác dễ chịu và những cảm xúc tích cực cho trẻ, khiến hành vi tốt đẹp sẽ được lặp lại.
4. “Mẹ xin lỗi vì đã quát mắng con”
Tất cả chúng ta đều có thể phạm sai lầm. Điều quan trọng là phải có can đảm để thừa nhận và xin sự tha thứ từ con cái. Bằng cách này bạn sẽ cho con mình thấy chúng được đánh giá cao và tôn trọng. Và đó cũng là cách bố mẹ làm gương cho con.
5. “Thật buồn vì con đã đánh mất đồ chơi”
Tuyệt đối đừng bao giờ nói những câu đại loại như: “Đừng có khóc nữa, chính con đã làm mất đồ chơi. Lại còn ăn vạ!”.
Ức chế cảm xúc là một điều tiêu cực dẫn đến các chứng bệnh về thần kinh và tâm thần. Một đứa trẻ có quyền tức giận, đau buồn và khóc. Thay vì đưa ra một lệnh cấm tiêu cực, hãy dạy trẻ biết diễn đạt cảm xúc của mình mà không làm hại ai.
6. “Bước tiếp đi con! Bố mẹ tin con sẽ làm được!”
Trẻ nên biết rằng, bất kỳ ai cũng có những nỗi sợ hãi riêng nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vượt qua. Nếu con sợ điều gì đó, hãy chia sẻ với trẻ những kỷ niệm và kinh nghiệm của che mẹ về cách mà bạn từng sử dụng để đối phó.
7. “Con muốn chơi gì hôm nay?”
Trẻ có quyền tự lựa chọn, bạn sẽ dạy cho con cách lắng nghe bản thân và không sợ chối bỏ những lời đề nghị ngược với niềm tin, mong muốn hoặc sở thích của con. Khi đòi hỏi con vâng lệnh một cách không cần thiết, hãy nghĩ đến 20 năm nữa, bố mẹ có thực sự muốn con trở thành người chỉ biết phục tùng mà không thể bảo vệ chính mình không?
8. “Dọn đồ chơi của con lại nào. Mẹ nhớ lần trước con đã dọn rất nhanh”
Bằng cách nhắc nhở về những thành công của trẻ trước đó, bạn có thể giúp con tự tin hơn, tin vào sức mạnh và khả năng của mình.
9. “Con đừng lo! Hãy thử lại nhé! Chẳng ai có thể làm hoàn hảo trong lần đầu tiên”
"Được rồi, hãy thử lại lần nữa", "Bố mẹ tin vào con", "Không ai có thể làm ngay được"... Đây là những điều bạn nên nói với con khi chúng thất bại, thậm chí ngay cả trong trường hợp quan trọng như một cuộc thi.
Con bạn cần được dạy để nhận ra rằng, người thành công cũng có thể gặp sai lầm và chính những sai lầm đó sẽ hình thành tính kiên nhẫn cùng những phẩm chất khác. Quan trọng hơn cả, con cần biết dù con thất bại thì cũng không ảnh hưởng đến tình yêu của bạn.
10. “Con cảm thấy thế nào?”
"Con cảm thấy như thế nào?", "Ngày hôm nay của con thế nào?"... những câu hỏi như vậy giúp bố mẹ và con gần gũi với nhau hơn, trẻ nhận thấy mình được quan tâm nhiều hơn.
11. “Tốt lắm! Con có thể tự làm mà không cần mẹ!”
Khả năng tự lực rất quan trọng. Các nhà tâm lý học bị cho rằng mục tiêu của giáo dục là dạy con từ lúc bé để sau này là người trưởng thành độc lập. Và bước đầu tiên để đạt được điều này là khuyến khích chúng tự thực hiện trong khả năng.
Đôi khi, các bậc phụ huynh vô tình thốt ra những câu nói ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ, làm tổn thương chính...