Dân Việt

Cận cảnh: Những "Việt kiều" nghèo bên kia Biển Hồ

Tố Loan 05/08/2017 19:05 GMT+7
Việt kiều, trong suy nghĩ của nhiều người, hẳn sẽ là những người thành đạt, có cuộc sống ổn định, nhưng người Việt sống trên Biển Hồ (Tonle Sap) của Campuchia lại không như thế…

img

Biển Hồ là nơi nhiều cá nhất thế giới, thế nên thật dễ hiểu khi nghề nghiệp người Việt tại đây là đánh bắt cá. Tuy nhiên, nơi đây quy định chỉ được đánh bắt cá từ tháng 12 đến tháng 6 hàng năm, 6 tháng còn lại phải để cá sinh sôi, đảm bảo hệ sinh thái tự nhiên, vì vậy cuộc sống của họ khá chật vật.

img

Từ đời này qua đời khác, họ không thể dễ dàng lên bờ hay về nước bởi không có đất, không quốc tịch, không giấy tờ hợp pháp. Điều này đồng nghĩa với việc những đứa trẻ sinh ra không được khai sinh, không thể đến trường một cách đàng hoàng, đầy đủ. Nghèo đói, ô nhiễm, bệnh tật… là thực tế đáng buồn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của họ.

img

  Cuộc sống của họ lên xuống theo con nước, bấp bênh nơi đầu sóng.

img

img

  Trường học do Quân đội nhân dân Việt Nam trao tặng, nhằm giúp đỡ những trẻ em gốc Việt được đến trường. Tại đây có hơn 300 học sinh người Việt được dạy học, nuôi ăn ở miễn phí.

img

   Trẻ em ở lớp học tình thương múa hát một điệu dân ca của Việt Nam.

Tận mắt chứng kiến cuộc sống khốn khó của đồng bào nơi xa xứ, không ai tránh khỏi phút nhói lòng xót xa, ngậm ngùi. Mặc dù chính phủ Campuchia đã có chủ trương di dời, dần dần xóa bỏ làng chài này, nhưng đến nay mới chỉ có 300 hộ lên bờ, vẫn còn 800 hộ kiên quyết bám trụ. 

img

Những người gốc Việt nghèo khổ luôn mong chờ sự thăm hỏi của khách du lịch. Câu nói cửa miệng của họ luôn là “Cho xin ngàn mua cơm cô chú ơi”. 

img

Trên là nhà hoặc cửa hàng, dưới là lục bình dày đặc rập rờn. Không ai đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường sống của người dân.

img

  Nước sạch là thứ xa xỉ bởi mọi hoạt động đều diễn ra ngay trên mặt hồ. 

imgimg

  Một cửa hàng di dộng trên làng nổi, chỉ đứng ở hiên nhà cũng có thể mua được mọi vật dụng cần thiết.