Dân Việt

5 sự thật nổi bật ít người biết về Thiếu Lâm

Anh Thư 05/08/2017 20:30 GMT+7
Khi nghe đến “Thiếu Lâm”, bạn sẽ nghĩ đến môn võ biểu tượng của võ thuật Trung Quốc. Từ khi nổi tiếng vào năm 1982, nhờ vào bộ phim Thiếu Lâm Tự của Lý Liên Kiệt, đến bộ phim giải trí hiện đại như Kung Fu Panda, tên tuổi của Thiếu Lâm Kung Fu được biết đến trên toàn thế giới.

Sau đây là 5 sự thật về Thiếu Lâm mà bạn có thể không biết:

1. Thiếu Lâm không chỉ là Kung Fu

Hầu hết mọi người thường kết hợp chữ “Thiếu Lâm” thành tên môn võ nổi tiếng này. Nhưng thật ra thì Thiếu Lâm là tên một ngôi chùa nổi tiếng 1500 năm tuổi ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Và Kung Fu được tập luyện bởi các nhà sư sinh sống tại đây.

img

2. Thiếu Lâm được thành lập bởi người Ấn Độ

Chắc chắn, Thiếu Lâm Tự là một sự phát triển của Trung Quốc, đã tồn tại hơn một ngàn năm, nhưng Thiếu Lâm lại được khai sinh bởi một tu sĩ Phật giáo đến từ Ấn Độ. Buddhabhadra (hoặc Batuo), đã đến Trung Quốc vào năm 464 để truyền bá các giáo lý của Phật giáo.

img

3. Thiếu Lâm Tự đã gần như bị phá huỷ vào năm 1928

Vào 1928, tướng Thạch Hữu Tam thuộc hạ của Tưởng Giới Thạch phóng hỏa đốt chùa, thiêu hủy đi nhiều văn thư vô giá trong thư viện chùa. Một trong số đó là Sanfena Zhang, tài liệu quan trọng đối với Thái cực.

img

4. Thiếu Lâm không phải là nơi duy nhất mà các nhà sư tập luyện võ thuật

Mặc dù có rất nhiều các nhà sư giỏi võ thuật nhưng Thiếu Lâm không phải là tu viện Trung Quốc duy nhất mà các nhà sư được đào tạo về thể chất. Nhiều thế kỷ trước khi Batuo xuất hiện ở Trung Quốc, có rất nhiều đền thờ và tu viện khác ở Trung Quốc có các nhà sư được đào tạo về vũ khí và võ thuật.

img

5. Thiếu Lâm không tạo ra Kung Fu

Thiếu Lâm Kung Fu là Kung Fu nổi tiếng nhất. Nhưng nguồn gốc của Kung Fu thật sự bắt đầu từ rất xa xưa vào khoảng từ năm 800 – 500 trước Công Nguyên.