1. Dành nhiều thời gian bên con
Cuộc sống hiện đại khiến cha mẹ thường rất bận rộn, bởi vậy cách đơn giản nhất để trông chừng những đứa trẻ là cho chúng chơi với máy tính bảng, xem tivi… Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng không tốt tới cả tâm lý và sức khỏe của trẻ nhỏ.
“Trẻ em sẽ quên đi những món đồ được mua, nhưng chúng sẽ không bao giờ quên cách mà cha mẹ dành thời gian để ở bên chúng”. Bởi vậy, cha mẹ hãy tận dụng tối đa thời gian để được ở bên cạnh con, cùng tạo ra những kỷ niệm khó quên thay vì ngồi một chỗ.
2. Quây quần bên bữa cơm gia đình
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bữa ăn gia đình có tác động trực tiếp tới việc giảm tỉ lệ trầm cảm và ý định tự sát ở trẻ vị thành niên.
Khi cả nhà quây quần bên bữa cơm là thời điểm thích hợp nhất để trao đổi về những quan điểm cá nhân, kể lại những chuyện đã xảy ra xung quanh cuộc sống hằng ngày.
3. Dạy trẻ cách chăm sóc người khác và lòng biết ơn
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn thường sống có ích và nhân hậu. Đặc biệt, chăm sóc người khác cũng khiến một người cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.
4. Học cách kiểm soát vấn đề
Cha mẹ nên học cách tin tưởng và để trẻ tự quyết định những vấn đề của chúng. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất: để con tự lựa chọn trang phục cũng như thực đơn cho bữa sáng... Những điều nhỏ nhặt này cũng có tác dụng rất lớn đối với việc xây dựng tính tự lập của trẻ.
5. Khuyến khích trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp
Theo nghiên cứu của Đại học Pennsylvania và Đại học Duke trên 700 trẻ từ nhỏ đến khi chúng 25 tuổi, những đứa trẻ dễ kết bạn và giỏi giao tiếp từ khi mẫu giáo sẽ có năng lực làm việc tốt hơn khi trưởng thành. Bên cạnh đó, những người gặp khó khăn trong giao tiếp có tỉ lệ phạm tội và nghiện rượu cao hơn.
6. Hạn chế cảm xúc tiêu cực
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trạng thái tâm lý của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của các thành viên trong gia đình. Điều này đúng với cả cảm xúc tiêu cực và tích cực.
7. Tạo mối liên kết bền chặt giữa bố mẹ và con cái
Bài học thiết thực nhất để trẻ biết tôn trọng và chăm sóc người khác là chúng được đối xử tương tự như vậy. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, chúng sẽ trở nên thân thiết và gắn bó hơn, từ đó giúp trẻ nhanh học hỏi và bổ sung nhiều kỹ năng sống.
8. Không trừng phạt bằng cách đánh đòn
Đánh đòn không bao giờ là phương pháp dậy dỗ đúng bởi trẻ nhỏ sẽ tìm mọi cách để tránh tội. Điều này sẽ chỉ khiến trẻ học cách nói dối và chống đối lại lời cha mẹ.
Theo nghiên cứu, những đứa trẻ ít bị bạo lực tinh thần hoặc đánh đòn có tỉ lệ mắc trầm cảm rất thấp và có khuynh hướng kiểm soát tốt hành vi cũng như trí nhớ linh hoạt hơn.
9. Sẵn sàng thừa nhận lỗi sai
Con cái cần tôn trọng nhưng không có nghĩa là phục tùng cha mẹ. Khi người lớn mắc lỗi cần thành thật nhận những sai sót của mình một cách chân thành. Điều này góp phần củng cố sự tin tưởng và tôn trọng của trẻ dành cho cha mẹ.
10. Chú trọng vào quá trình thay vì kết quả đạt được
Để khuyến khích trẻ không ngừng cố gắng, cha mẹ không nên ca ngợi tài năng thiên phú của con mà thay vào đó là đánh giá cả quá trình nỗ lực.
11. Giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc bản thân
Trẻ em sinh ra đều đơn thuần như trang giấy trắng, vì vậy chúng không tự biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân. Cha mẹ nên là người hướng dẫn và làm bạn đồng hành để giúp đỡ con hiểu và biểu đạt đúng lúc sự tức giận, ghen tị và nhiều cảm xúc tiêu cực khác.
Một trong những bí quyết rất có tác dụng để kiểm soát cơn giận của con được nhiều bà mẹ áp dụng là hít một hơi thật sâu, thở ra bằng miệng trong thời gian đếm từ 1 đến 5.
Những đứa trẻ người Do Thái thường đặc biệt thông minh và thành thạo những kỹ năng sống quan trọng. 10 nguyên tắc dưới...