Dân Việt

Những thói quen cần rèn luyện để có bộ não thiên tài

Huyền Anh (Theo Brightside) 07/08/2017 12:55 GMT+7
Chỉ cần thực hiện những thói quen, hành vi lành mạnh dưới đây, bộ não của bạn sẽ luôn hoạt động hiệu quả, tăng cường khả năng tiếp thu nhạy bén.

1. Đọc sách

img

Các nhà khoa học Oxford (Anh) đã chứng minh rằng quá trình đọc sách giúp rèn luyện khả năng nhận thức của não bộ, kích hoạt các khu vực não ít được sử dụng, có thể làm cho chúng ta trở nên thông minh hơn. Khi đọc, máu đi vào các vùng não chịu trách nhiệm cho sự tập trung và nhận thức. Đáng chú ý là hiệu ứng này không xảy ra khi xem tivi hoặc chơi điện tử.

2. Vẽ tranh

img

Một nghiên cứu cho thấy việc vẽ tranh và chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật giúp cải thiện sự tương tác giữa các vùng não đồng thời làm chậm quá trình lão hóa của não bộ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của nghệ thuật đối với những người từ 62 đến 70 tuổi. Một nửa trong số họ tham gia khóa học về lịch sử nghệ thuật, và một nửa khác đã tham gia khóa học vẽ tranh. Kết quả cho thấy vẽ có tác động tích cực đến khả năng hoạt động của não người hơn cả.

3. Tình yêu của mẹ

img

Theo nhận định từ các nhà thần kinh học, cách đối xử, chăm sóc của người mẹ có tác động đến kích thước não bộ của trẻ. Họ nhận thấy rằng, những đứa trẻ được chăm sóc, nâng niu vỗ về thì bộ não phát triển đầy đủ và lớn hơn. Còn những đứa trẻ có bộ não teo nhỏ hơn là do bị bỏ bê trong thời gian dài.

Trong tương lai, những đứa trẻ có não trái lớn hơn có thể sẽ thông minh hơn, nhiều khả năng phát triển khả năng xã hội và cảm thông với người khác. Ngược lại, những đứa trẻ có não bị teo nhỏ lại có nhiều khă năng phát triển các vấn đề tâm thần nghiêm trọng.

Ngoài ra, một tình yêu lãng mạn cũng có những tác đông tới não bộ của bạn. Khoa học đã chứng minh những người đang yêu có chỉ số dopamine cao hơn hẳn những người bình thường. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp cho trí não hoạt động hiệu quả, khiến bạn nhanh nhẹn, thông minh hơn do nó thúc đẩy khả năng nhận thức và các kĩ năng vận động trong cuộc sống.

4. Giảm lượng đường trong chế độ ăn

img

Lượng đường fructose trong chế độ ăn uống ở mức cao làm chậm lại sự phát triển của não bộ đồng thời làm giảm khả năng học hỏi, ghi nhớ thông tin và tập trung. Điều này là do lượng đường dư thừa phá hủy các kết nối thần kinh trong não.

Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng đường công nghiệp (có trong nước giải khát, gia vị, đồ ăn vặt của trẻ em) có hại nhiều hơn lợi. Thay vào đó, hãy giúp trẻ có thói quen sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, quả hạch và dầu cá.

5. Uống đủ nước

img

80% não là nước. Do đó, thậm chí chỉ cần mất một lượng nước nhỏ (khoảng 2%) cũng đủ dẫn đến sự suy giảm trí nhớ ngắn hạn và các khả năng nhận thức khác. Vì vậy, muốn não hoạt động hiệu quả, một trong những điều quan trọng nhất là cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.

6. Đừng để căng thẳng kéo dài

img

Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng học hỏi, tự chủ - đó là những hậu quả mà chứng stress mãn tính mang lại. Ngoài ra, tình trạng này cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, lo lắng và thường bị phân tâm.

7. Ngủ đủ giấc

img

Các nhà khoa học thuộc Đại học California đã tìm ra bằng chứng cho thấy việc thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm hoạt động của bộ não và gây ra bệnh Alzheimer. Trong suốt giấc ngủ ban đêm, tế bào não sẽ loại bỏ các hợp chất độc hại nguy hiểm cho não. Một người ngủ quá ít sẽ khiến cho não bộ không những bị “lão hóa” một cách nhanh chóng mà còn hoạt động kém hơn mức bình thường.

10 nguyên tắc nuôi dạy con trở thành thiên tài của người Do Thái

Những đứa trẻ người Do Thái thường đặc biệt thông minh và thành thạo những kỹ năng sống quan trọng. 10 nguyên tắc dưới...