Minh Thái Tổ (chữ Hán: 明太祖, 21.10.1328 – 24.6.1398), tên thật là Chu Nguyên Chương (朱元璋), còn gọi là Hồng Vũ Đế (洪武帝), Hồng Vũ Quân (洪武君), hay Chu Hồng Vũ (朱洪武), thuở nhỏ tên là Trùng Bát (重八), về sau đổi tên thành Hưng Tông (興宗), tên chữ là Quốc Thụy (國瑞). Ông là vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 đến 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là "Hồng Vũ chi trị" (洪武之治). Ông được xem như là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng của mình với đất nước.
Để bình định thiên hạ, gây dựng chế độ cai trị ổn định, ngoài các chính sách phục hồi và phát triển sản xuất, cấp ruộng hoang, nông cụ, thóc giống cho muôn dân thuở đầu lập quốc, Chu Nguyên Chương còn là vị vua rất hà khắc, nghiêm trị tham quan bằng những cực hình rùng rợn như: chém bêu đầu, tùng xẻo, tru di dòng tộc... Riêng những thái giám thậm thụt quan hệ với cung nữ hoặc vụng trộm thành thân sẽ bị lột da trị tội.
Chu Nguyên Chương
Trong cuốn "Những chuyện bí mật của bậc đế vương", tác giả Nghê Phương Lục cũng tiết lộ, Thái tổ Chu Nguyên Chương vốn là một người chồng mô phạm. Ông sống trọn nghĩa phu thê với hoàng hậu Mã thị vài chục năm. Sau khi Mã thị qua đời, hoàng đế vẫn chưa lập tân hậu. Lòng thủy chung ấy khiến thiên hạ cũng nể phục.
Nhưng trong chuyện nhục dục, Chu Nguyên Chương cũng thuộc hạng "máu mặt". Thói ham mê nữ sắc ở ông vô biên chẳng kém các bậc đế vương khác. Không giống với thói "có mới nới cũ" trong chốn tình trường của Lưu Bang, ông hoàng khai quốc này lấy chuyện ngủ với vợ kẻ thù làm vinh.
Trông thấy Đồ thị - phi tử của kình địch Trần Hữu Lượng - trẻ trung, mỹ miều, Chu Nguyên Chương đã thầm mê mệt. Tới khi đánh bại họ Trần, điều đầu tiên ông nghĩ tới là vài chục phi tử trong hậu cung của Trần. Đồ thị sau đó cũng sà vào lòng hoàng đế nhà Minh rồi được phong làm Du phi. Nghe nói, lúc về với Chu Nguyên Chương, Đồ thị đã mang trong mình giọt máu của Trần Hữu Lượng. Đứa trẻ này chính là Trường Sa vương Đàm trong truyền thuyết dân gian.
Lại có thuyết cho rằng, mẹ ruột của Minh Thành tổ Chu Lệ là một người Mông Cổ. Gốc tích ấy cũng xuất phát từ việc Chu Nguyên Chương nạp hậu phi đang mang thai của Nguyên Thuận đế Bột Nhi Chỉ Cân Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ - vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyên.
Vốn nổi tiếng là ông vua độc ác.
"Thượng Lương bất chính, Hạ Lương oai", 16 vị vua về sau của nhà Minh cũng nối gót bậc tiên đế, háo sắc hoang dâm. Điển hình là Minh Vũ tông Chu Hậu Chiếu. Làm thái tử từ năm lên hai, sau khi tức vị, Chu Hậu Chiếu đâm ra chểnh mảng triều chính, chỉ ham chơi hưởng lạc. Lại được bọn Lưu Cẩn xu nịnh, đầu độc, nên vị vua trẻ càng có lối sống lệch lạc. Hoàng đế thường lẻn ra khỏi cung vào ban đêm, ngao du khắp chốn, rượu chè bê bết rồi vui vẻ giường chiếu cùng các mỹ nhân. Thói hoang dâm vô độ ấy đã khiến Chu Hậu Chiếu qua đời khi mới hơn 30 tuổi.
Phi tử Kỷ thị của Minh Hiến tông Chu Kiến Thâm cũng được bắt về làm vợ. Năm Thành Hóa thứ 3, dân tộc thiểu số tại vùng Tây Nam làm loạn. Sau khi bình loạn, nhà Minh bắt bớ nhiều mỹ nữ làm tù binh, trong đó có Kỷ thị. Nhan sắc của nàng ta khiến Chu Kiến Thâm mới trông thấy đã mê mẩn không rời. Trước đó, hoàng đế còn đang quấn quít đêm ngày bên Vạn Quý phi Trinh Nhi. Sau khi hạ sinh "long chủng" (con vua), nàng ta được phong làm Thục phi.
Độc ác cả với vợ của bề tôi
Không chỉ đối xử tàn ác với những người phụ nữ của mình, họ Chu còn xử tệ với cả những người không thuộc về mình.
Ảnh minh họa.
Năm đó, đích thân Chu Nguyên Chương cầm quân ra trận. Trong dòng tộc có người cháu trai muốn lấy lòng Hoàng đế liền dâng tặng cho ông ta một mỹ nữ.
Họ Chu cho rằng, thiên hạ còn chưa bình định, không nên gần đàn bà. Thông thường, nếu không có "nhu cầu", ông ta có thể trả lại "chủ nhân" hoặc để cho cô gái kia đi, thế nhưng Chu Nguyên Chương đã không hành xử "đơn giản" như vậy.
Vị vua khét tiếng hung bạo một khi không "dùng" liền lập tức sai người đem mỹ nữ đi xử tử.
Dưới trướng của ông vua này có một danh tướng là Thường Ngộ Xuân không có con trai. Như một cách ban thưởng cho người có công, Chu Nguyên Chương đã tặng cho bề tôi vài cung nữ.
Vợ của công thần trong lòng không muốn nên đã tìm cách đưa người trả về cung. Biết chuyện, Hoàng đế không vui, liền hạ lệnh trừ khử người phụ nữ này, khiến bà chết không toàn thây.
Sự cố xảy ra với vợ danh tướng Từ Đạt cũng bi thảm không kém. Chỉ vì một lần nói chuyện với Mã Hoàng hậu, vì lỡ oán than, khen Hoàng hậu sung sướng hơn mình, người phụ nữ đó cũng mất mạng vì bị vua cho rằng "có dã tâm".