Các nhà nghiên cứu tại Viện bảo tàng côn trùng Tây Trung Quốc đã nhân giống thành công bọ que khổng lồ với chiều dài 64 cm, tương đương chiều dài cánh tay của nam thanh niên.
Bọ que được sinh sản nhân tạo đã phá vỡ kỷ lục của bố mẹ nó với chiều dài 62,4 cm. Loài côn trùng này có nguồn ở Trung Quốc và được nhà nghiên cứu sâu bọ Zhao Li phát hiện vào năm 2014, khi ông đang khảo sát trong một khu rừng ở ở tỉnh Quảng Tây.
Nhà khoa học Zhao Li cùng con bọ que dài nhất thế giới.
Ông Zhao, giám đốc Viện bảo tàng côn trùng Tây Trung Quốc, đã đã đặt tên cho loài côn trùng mới phát hiện là Phryganistria chinensis Zhao. Theo tiếng Hoa, tên này có nghĩa là bọ que khổng lồ Trung Quốc.
Tại thời điểm phát hiện vào tháng 5.2014, loài bọ que khổng lồ này được công nhận là loài công trùng dài nhất thế giới với chiều dài 62,4 cm. Nó được nuôi dưỡng tại Viện bảo tàng côn trùng Tây Trung Quốc và đẻ được 6 quả trứng.
Viện bảo tàng côn trùng Tây Trung Quốc.
Bọ que nở ra từ 1 trong 6 quả trứng trên vào tháng 12.2016, phá vỡ kỷ lục của bố mẹ nó, khi đạt chiều dài từ đầu chân trước tới đầu chân sau là 64 cm, trong khi chiều dài từ đầu từ bụng là 38,2 cm.
Chuyên gia Zhao cho biết con bọ que 8 tháng tuổi này không chỉ là con trùng dài nhất và còn lớn nhất thế giới. Ông tiết lộ vòng đời của loài bọ que khổng lồ Trung Quốc kéo dài 1 năm và chiều dài lúc mới nở là 6 cm.
Một cậu bé 8 tuổi ở Ấn Độ trở thành người cao nhất thế giới ở cùng độ tuổi, với chiều cao 2m.