Dân Việt

Bị sốt xuất huyết, đừng tự ý làm điều này, nếu không muốn biến chứng nặng

Diệu Thu 12/08/2017 02:55 GMT+7
Việc chỉ định truyền dịch gì, truyền bao nhiêu phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu hằng ngày.

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến thời điểm này, cả nước đã có 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 22 trường hợp tử vong.

Hiện tại, các bệnh viện ở Hà Nội và TP.HCM đang quá tải bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Chính vì thế, nhiều người không đến viện, tự ý truyền dịch tại nhà.

Cảnh báo về việc tự ý truyền dịch, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, truyền dịch trong sốt xuất huyết khá phức tạp, không giống truyền dịch trong sốt thông thường.

img

Truyền dịch trong sốt xuất huyết khá phức tạp, không giống truyền dịch trong sốt thông thường.

BS Nguyễn Trung Cấp lý giải, với sốt xuất huyết, trong giai đoạn 3 ngày đầu, bệnh nhân sốt cao, đau mỏi người, ăn uống kém, cơ thể thiếu nước. Biện pháp lý tưởng là bù nước bằng đường ăn uống. Tuy vậy, nếu người bệnh quá mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn nên không bù đủ được bằng đường ăn uống thì có thể truyền dịch. Lưu ý phải lựa chọn dịch để cân bằng được nồng độ natri trong máu, tránh hạ natri gây trầm trọng tình trạng thoát dịch trong giai đoạn sau

Trong giai đoạn có diễn biến nặng (thường ngày thứ 4-7 của bệnh) có tình trạng tăng tính thấm thành mạch, thoát dịch ra khỏi lòng mạch gây cô đặc máu và thiếu thể tích tuần hoàn.

img

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Việc chỉ định truyền dịch gì, truyền bao nhiêu phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu hằng ngày, thậm chí nếu bệnh nhân nặng phải xét nghiệm vài tiếng 1 lần. Bác sĩ sẽ nắm được khi nào bệnh nhân đã hết giai đoạn tăng thấm để ngừng truyền dịch kịp thời.

Sang giai đoạn 3 là giai đoạn tái hấp thu (thường sau giai đoạn tăng thấm khoảng 24-48h) các dịch đã thoát ra khỏi lòng mạch trong giai đoạn 2 giờ tái hấp thu lại làm tăng thể tích trong lòng mạch. Giai đoạn này phải hạn chế truyền dịch, thậm chí dùng lợi tiểu để thải bới dịch ra tránh nguy cơ quá tải dịch trong lòng mạch có thể dẫn để phù phổi cấp, suy tim…

Tóm lại việc truyền dịch trong sốt xuất huyết phải nắm được quy luật diễn biến của bệnh, được tập huấn và thông hiểu và tuân thủ đúng Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế ban hành.

Người dân và nhân viên y tế tránh việc chỉ định truyền dịch bữa bãi.

Hơn nữa, khi bị sốt xuất huyết, có giai đoạn bạch cầu máu, bệnh nhân bị hạ thấp, làm giảm khả năng đề kháng để truyền dịch an toàn đòi hỏi cơ sở truyền dịch phải đảm bảo tốt vệ sinh vô khuẩn. Do đó, việc truyền dịch làm sao cho an toàn, đảm bảo không tai biến, không dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải lại là chuyện không phải ai cũng có thể kiểm soát.

Do đó, cơ sở cũng phải có đủ các phương tiện sơ cấp cứu để xử ký kịp thời các tai biến do truyền dịch có thể xảy ra.

Tai biến xảy ra khi truyền dịch là gì?

Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, các tai biến khi truyền dịch có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì gây sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền. Nặng hơn có thể gây viêm tĩnh mạch nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương. Nhưng một tai biến nguy hiểm có thể đến bất ngờ, đó là phản ứng toàn thân. Lúc đó, bệnh nhân cảm giác rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực.

Khi gặp tình huống này, phải được nhân viên y tế có chuyên môn, kinh nghiệm xử trí kịp thời nhằm tránh những diễn tiến nguy hiểm hơn.

Bác sĩ Cấp khuyến cáo, người dân đừng nghĩ dịch truyền một biện pháp tối ưu cho sức khỏe, bởi dịch truyền chỉ thực sự có lợi khi cơ thể chúng ta cần thiết. Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch…

6 hiểu nhầm “chết người” về bệnh sốt xuất huyết

Theo ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sốt xuất huyết nếu phát hiện...