1. Cho phép trẻ được kiểm soát tiền của chúng
Nếu không, trẻ sẽ nghĩ rằng tiền sẽ luôn luôn được “nở ra” và không phải chịu trách nhiệm về việc chi tiêu của bản thân cũng như có kế hoạch để tiết kiệm cho những mục tiêu lớn hơn. Với thói quen chi tiêu không tốt có nghĩa là trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để trở nên độc lập và có thể gặp rắc rối với tiền bạc.
2. Dạy trẻ tiết kiệm cho các mục tiêu về tài chính
Bạn có thể tạo ra một biểu đồ để trẻ thể hiện mục tiêu của chúng, và các cột mốc tiết kiệm nhỏ sau mỗi phần thưởng học tập tốt, tiền mừng tuổi... Bằng cách đó, trẻ sẽ vui mừng khi xem khoản tiết kiệm của mình phát triển.
3. Dạy cho trẻ cách giảm chi phí cho những thứ không cần thiết
“Nếu con muốn đạt được mục tiêu nhanh hơn, con phải tiết kiệm nhiều hơn ...”. Nhắc nhở chúng về quyết định mà con thực hiện mỗi khi trẻ muốn chi tiền.
4. Dạy trẻ về việc có ngân sách không phải là phức tạp
Hãy dạy cho bé cách lập kế hoạch chi tiêu của mình, thay vì phải tiêu một khoản lớn cho những thứ lung tung, bé chỉ phải chi trả cho những khoản thật cần thiết. Như vậy khoảng cách đến gần mục tiêu lớn sẽ ngày một gần hơn.
5. Giới thiệu cho trẻ về khái niệm đầu tư và sự tăng trưởng
Trẻ có thể làm quen từ từ chủ yếu để dần hiểu và tự thiết lập được kế hoạch chi tiêu cho bản thân.
6. Giải thích cho con biết mục đích của tiếp thị và quảng cáo
Không tốt như những gì được nói tới, những mẩu quảng cáo bắt mắt chỉ để bán những món đồ không thật sự cần thiết với chúng ta. Có thể giảng cho trẻ hiểu về chủ nghĩa tiêu thụ, và cách nó khiến tài chính của chúng ta trở nên bất ổn, nếu chúng ta không tỉnh táo để tiếp thị và quảng cáo dẫn dắt sẽ dẫn đến một ngôi nhà lộn xộn đầy những thứ tốn kém, không sử dụng được và lãng phí tiển bạc.
7. Dạy cho trẻ cảnh giác với cảm giác món đồ này "rất cần thiết"
“Tôi phải có ngay bây giờ” là suy nghĩ của đa số mọi người khi chúng ta đi trong siêu thị vào mùa giảm giá. Và càng cần dạy trẻ biết cách kiềm chế khi sử dụng tiền, nhất là không mua đồ chỉ để gây ấn tượng với người khác.
Dành những điều tốt đẹp nhất cho con không có nghĩa là giấu nhẹm đi những khó khăn, trăn trở của cha mẹ. Hãy làm ngay...