Dân Việt

Những vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới

PV (tổng hơp) 30/08/2017 10:33 GMT+7
Lịch sử nhân loại từ cổ đến kim có nhiều vị tướng tài giỏi xuất chúng. Với thiên tài quân sự của mình, họ có thể làm thay đổi cả trật tự thế giới. Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã xét phong 10 vị tướng tài của thế giới được chọn từ 98 vị từ cổ đại đến hiện đại vào tháng 2.1984. Việt Nam vinh dự là nước có hai người con ưu tú, đó là anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo Đại vương - Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

1: Alexandros Đại Đế

img

Alexandros Đại Đế (Megas Alexandros, tháng 7.356 TCN – 11.6.323 TCN), cũng được biết đến như là Alexandros III, là vua của xứ Macedon (336–323 TCN) và được xem là một trong những nhà chỉ huy quân sự thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phục gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi chết, ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoléon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Tiếp sau sự thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của cha ông, Philip II xứ Macedon, (một việc Alexandros phải lặp lại hai lần vì các miền phía nam Hy Lạp nổi loạn sau khi Philip chết), Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Anatolia, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedon) vào chính quyền và quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa quân của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.

Sau mười hai năm liên tục tổ chức các chiến dịch quân sự, Alexandros chết, có lẽ là do sốt rét, thương hàn, hay viêm não do virút. Những cuộc chinh phạt của ông mở đầu cho nhiều thế kỉ định cư và thống trị của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, một giai đoạn được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Bản thân Alexander sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông chết, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles.

Các chiến tích của Alexan Dros với tham vọng chinh phục châu Á:

-Năm 334 khi mới 22 tuổi chinh phục toàn bộ Hy Lạp său đó cầm đầu đạo quân 37000 quân tiến về phía đông lấy hết phần tiểu Á đến tận Jerusalem tiến vào Ai Cập, Libye. Tại Ai Cạp xây dựng thành phố Alexandrie phồn thinh nhất thời Hy Lạp

-Năm 331 đem quân vượt quaTigre, đánh bại đạo quân hùng hậu của vua Darius của Ba tư (Babilon trong Aoe, Iran ngày nay), sau đó chinh phục tất cả các thành phố vùng Trung cận đông cho đến bờ biển Ấn Độ (persian trong Aoe). Nhưng sau đó bị mất đọt ngôt khi tham vọng châu Á vẫn còn dang dở

img

Bức điêu khắc trận đại thắng Gaugamela của Alexander.

2: Hannibal

img

Hannibal, con trai của Hamilcar Barca (sinh năm 247 TCN - mất 183 TCN), là một tướng lĩnh và nhà chiến thuật quân sự người Carthage. Chữ "Hannibal" nghĩa là "niềm vui của thần Baal" (vị thần chủ của người Carthage), còn dòng họ "Barca" của ông có nghĩa là "tia chớp".

Hannibal sống trong suốt thời kì rối loạn tại Địa Trung Hải, khi nền Cộng hòa La Mã thiết lập quyền lực tối cao với các nước lớn như Carthage, Vương quốc Macedonia, Syracuse và Vương quốc Seleukos. Hannibal là tướng lĩnh nổi tiếng nhất người Carthage. Thành tựu nổi bật nhất của ông là khi nổ ra chiến tranh Punic lần hai, Hannibal đã dẫn một đội quân, gồm voi chiến, từ Iberia qua 2 dãy núi Pyrenees và Alps vào phía Bắc Ý.

Vị tướng huyền thoại này với lực lượng ít và yếu hơn hẳn đế chế Rome nhưng đã tiến hành những cuộc hành quân vô tiền khoáng hậu từ Cathegne (Tây Ban Nha ngày nay) đánh thẳng vào Rome, với những chiến thắng vang dội làm suy yếu tận gốc rễ đế chế La Mã, mặc dù sau này Rome phản công và đã phải dùng đến chính sách lược của Hanniban là cho quân đánh thẳng đến Cathegne khiến cho Hanniban thua trận phải tự sát nhưng từ đấy đế quốc La Mã suy tàn không còn gượng dậy được nữa.

3: Xêza (César): La Mã (100- 44 TCN). Người sáng lập nền quân chủ đầu tiên ở La Mã.

img

Julius Cesar - người chinh phục gần như toàn bộ Châu Âu thời bấy giờ.

Sự nghiệp quân sự rất thành công của Caesar khiến ông đuợc xếp vào ngang hàng với Alexander Đại đế, Hannibal, Thành Cát Tư Hãn và Napoléon Bonaparte. Mặc dù ông cũng đã từng thất bại lớn trong nhiều trận đánh, như trận Gergovia (trong cuộc chinh phạt xứ Gaul), Trận Dyrrhachium (trong cuộc Nội chiến), thế nhưng khả năng, mưu lược tài tình của ông vẫn ngời sáng qua sự xây đắp thành lũy ở Alesia trong cuộc chiến xứ Gaul, chiến thắng đội quân đông đảo hơn rất nhiều của Pompey ở Pharsalus, và sự tận diệt đội quân của vua Pharnaces ở Trận Zela.

Caesar chiến thắng dưới bất kỳ địa hình, thời tiết nào có thể phần lớn là nhờ vào tính kỷ luật cao của binh lính ông, khả năng điều khiển tuyệt vời, và sự trung thành của binh lính dành cho ông. Kỵ binh và bộ binh của ông là tốt nhất (của La Mã thời đó), và ông sử dụng rất nhiều các thiết bị chiến tranh của La Mã như máy bắn đá, máy bắn tên và nhiều mặt khác nữa, điều mà khiến cho lực lượng của ông trở nên cực kỳ thiện chiến, kỷ luật và di chuyển rất nhanh (một vài tài liệu chép rằng lực lượng của Caesar có thể di chuyển tới hơn 40 dặm trong vòng một ngày). Lực lượng của ông ước có khoảng hơn 40.000 bộ binh và rất nhiều kỵ binh, cùng với một số đơn vị chuyên dụng khác như là các máy móc chiến tranh, phu phục vụ. Caesar kể trong bản hối ký của ông rằng một số làng của người Gaul được xây dựng trên dốc thẳng đứng và rất vững chắc, sẽ thiệt hại rất lớn nếu muốn tấn công những khu làng kiểu này, nhưng các máy móc và kỹ sư của ông có thể đào qua các lớp đá cứng và tìm ra nguồn cung cấp nước cho các làng đó, và ông ngắt nó đi. Ngôi làng thiếu nước cung cấp, đầu hàng hầu như ngay lập tức.

4: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300)

img

Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn.

Trần Hưng Đạo (sinh năm 1228 và mất ngày 20.8.1300), tên thật của ông là Trần Quốc Tuấn. Ông còn được gọi là Hưng Đạo Vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, là một nhà chính trị, Tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần.

Ông là một trong những người chỉ huy chính trong việc đẩy lùi ba lần cuộc xâm lược của quân Mông Cổ và về sau là quân Nguyên Mông ở thế kỷ 13, và chiến thắng của ông trước sự hùng mạnh của quân Mông Cổ dưới thời Hốt Tất Liệt được xem như là một trong những chiến công vĩ đại nhất lịch sử thế giới. Do đó ông được liệt vào hàng đại danh nhân và là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại.

Hoàng gia Anh đã tặng đức Thánh Trần danh hiệu Người đánh bại đế chế Mông Cổ.

5: Thành Cát Tư Hãn

Trong số các vị anh hùng người châu Á, Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) được coi là người có dã tâm xâm lược và tài năng lớn bậc nhất. Dưới triều đại của mình, từ chỗ thống nhất các bộ lạc người Mông Cổ, ông đã đưa đất nước mình mở rộng lãnh thổ từ châu Á sang tới tận châu Âu.

img

Bức tượng chân dung Thành Cát Tư Hãn uy nghi, bệ vệ.

Tài năng quân sự của ông là điều được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Thành Cát Tư Hãn tổ chức quân đội mình thành các nhóm theo cơ số 10 (thập hộ, bách hộ, thiên hộ, vạn hộ) và chủ yếu là các kỵ binh nhẹ rất giỏi bắn cung. Cách tổ chức này cho phép quân đoàn của ông tấn công ồ ạt, dễ bao vây và dẫn kẻ địch vào vùng mai phục.

Mặt khác, Thành Cát Tư Hãn còn là một bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh tâm lý. Trước khi tấn công các thành trì địch, ông thường cho loan báo những lời đe dọa gây hoang mang, nếu địch không chấp nhận ông sẽ cho tấn công tiêu diệt toàn bộ thành. Tuy nhiên, sau đó ông thường cố tình thả vài người sống sót để lan truyền sự sợ hãi tới với những thành trì tiếp theo.

Triết lý quân sự mà cả đời Thành Cát Tư Hãn tuân theo đó là làm sao chiến thắng kẻ thù nhanh nhất, ít thiệt hại nhất nhờ tâm lý chiến và sức mạnh, sự linh hoạt của các kỵ binh.

img

Thành Cát Tư Hãn là một bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh tâm lý.

Đặc biệt, trong các trận chiến, ngay cả khi đối thủ bỏ chạy, Thành Cát Tư Hãn cũng sẽ không buông tha. Ông ra lệnh cho đội quân của mình đuổi theo, giết cho tới khi nào chắc chắn kẻ địch đã chết.

6: Oliver Cromwell (1599 - 1658)

img

Oliver Cromwell (25.4.1599 – 3.9.1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở Anh và sau đó là Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland. Ông là một trong những chỉ huy của lực lượng quân đội mới đánh bại những người bảo hoàng trong cuộc nội chiến Anh. Sau khi vua Charles I của Anh bị xử tử năm 1649, Cromwell chinh phục Ireland và Scotland rồi cai trị với tư cách huân tước bảo hộ từ năm 1653 cho tới khi ông qua đời năm 1658.

Ông được coi là danh tướng lừng danh trong lịch sử nước Anh với đội quân sườn sắt đã đánh bại quân đội của hoàng gia Stewart trong cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chém đầu vua Anh Charles I (1649), sau trở thành Bảo Hộ Công, tổng tài của Anh quốc.

7: Napoleon

Sẽ không sai khi nhiều người coi thời cận đại là thời kỳ của hoàng đế Pháp - Napoleon (1769-1821). Cả thế giới khiếp sợ, kính phục ông bởi tài năng quân sự và khả năng lãnh đạo thiên tài.

Người ta gọi Napoleon là thần chiến tranh, bởi ông đã tạo ra những chiến thắng chớp nhoáng cùng cách dụng binh khó lường. Và lý tưởng nhất có lẽ là những việc làm phi thường mà không vị tướng nào dám thực hiện.

img

Hoàng đế Napoleon.

Một trong những chiến thắng thể hiện rõ tài năng ấy của Napoleon là trận chiến Ba Hoàng đế - Austerlitz vào năm 1805. Sở dĩ có cái tên này là bởi quy mô của trận đánh rất lớn, với sự tham gia của ba vị hoàng đế của các cường quốc châu Âu: Napoleon của Pháp, Franz II của Áo và Sa hoàng Nga Alexander I.

img

Napoleon và các thống chế của mình đang bàn luận chiến thuật đánh địch

Cùng với các thống chế tài năng như Lannes, Ney, Davout, Murat… Napoleon đã chỉ huy thành công 73.000 quân Pháp, chiến thắng hơn 80.000 quân liên minh Áo - Nga năm 1805.

Nhiều tài liệu ghi lại rằng, Napoleon đã đích thân xung trận để nhận định tình hình, phán đoán ý đồ của địch và lặng lẽ ra lệnh điều pháo binh, tăng hỏa lực mạnh nhằm chiếm các điểm, hỗ trợ tốt cho trận chiến. Ông đồng thời còn lợi dụng rất tốt địa hình, cho đại bác nã vào hồ băng và làm hàng nghìn quân địch chết đuối trong sự lạnh giá.

8: Mikhaiin Cutudop (1745 -1813)

img

Mikhail Illarionovich Golenishchev-Kutuzov (16.9.1745 — 28.4.1813) là một vị Nguyên soái trong lịch sử nước Nga. Tên tuổi của ông gắn liền với giai đoạn hùng mạnh của Đế quốc Nga vào cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Bằng khả năng về quân sự và ngoại giao của mình, Kutuzov đã phục vụ hết mình cho ba Nga hoàng nhà Romanov: Ekaterina II (1762 - 1797), Pavel I (1797 - 1801) và Aleksandr I (1801 - 1825). Với những đóng góp không nhỏ trong lịch sử quân sự nước Nga, ông được xem là một trong những vị Nguyên soái kiệt xuất dưới thời Ekaterina II. Ông đã tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa của Liên minh Bar của Ba Lan, cùng với 3 cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (ông từng bị mất một mắt) và Chiến tranh Napoléon, chỉ huy Quân đội Nga trong 2 trận đánh lớn: trận Austerlitz và trận Borodino.

Nhưng, tên tuổi ông trở nên nổi tiếng hơn cả vì công lao to lớn trong cuộc Chiến tranh Pháp-Nga năm 1812. Khi đó, ông đã thay Barca de Tolly lãnh đạo quân dân Nga nhử quân Pháp tiến sâu vào nước Nga rồi tổ chức phản công đánh bại cuộc xâm lược của Napoléon, tạo nên bước ngoặt của Chiến tranh Napoléon. Với chiến thắng này, ông được phong làm Vương công xứ Smolensk. Để kỷ niệm chiến thắng này, người Nga đã xây dựng bia tưởng niệm ông vào năm 1973 tại Matxcơva. Tên ông còn được đặt cho một loại huân chương của Liên Xô (cũ) trong cuộc chiến tranh Xô-Đức (1941-1945). Kutuzov cũng như thắng lợi của ông trước cuộc tấn công của người Pháp đã khiến cho giới sử học Liên Xô luôn đề cao ông.

Ở Nga ông được xem như anh hùng dân tộc. Cùng với Suvurop, ông được lịch sử vinh danh là bậc thầy của nghệ thuật hành quân vượt núi.

9: Geogry Zukop (1896 - 1974)

Geogry Zukop - người chiếm bảng vàng về tài chỉ đạo chiến lược.Geogry Zukop - người chiếm bảng vàng về tài chỉ đạo chiến lược.

img

Geogry Zukop - người chiếm bảng vàng về tài chỉ đạo chiến lược.

Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh trong Thế chiến thứ hai, Nguyên soái G.K. Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, chiếm bảng vàng về tài năng chỉ đạo chiến dịch, chiến lược.

10: Võ Nguyên Giáp

Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) được mệnh danh là bậc thầy số 1 về chiến tranh du kích. Báo chí, truyền thông nước ngoài gọi ông là "Napoleon của Việt Nam".

Không qua một trường lớp quân sự chính quy nào nhưng Võ Nguyên Giáp đã trở thành "vị tướng 5 sao" đầu tiên của Việt Nam khi mới chỉ 37 tuổi.

img

Chân dung cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Điểm khác biệt của Tướng Giáp mà hiếm có vị tướng nào trên thế giới làm được, đó là sự nể phục và quý trọng của các bại tướng dưới tay ông. Tướng De Castries thất bại trước tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã phải thừa nhận: “Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”.

Trong buổi gặp gỡ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Robert McNamara năm 1997, tướng Chester Cooper của phía Mỹ đã bày tỏ thái độ ngưỡng mộ với cố Đại tướng Việt Nam: “Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ 20 năm trước. Nay tôi vẫn thán phục”. Và ngay cả một cựu lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam là James G.Zumwalt đã phải thốt lên: “Tôi chỉ có thể nói rằng, ông ấy là vị tướng vĩ đại nhất thuộc về một thế hệ vĩ đại nhất của Việt Nam”.

img

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - bậc thầy về chiến tranh du kích trên thế giới

Với tài thao lược của mình, ông đã chỉ huy thành công chiến dịch Điên Biên Phủ, tiêu diệt “pháo đài bất khả xâm phạm” của Pháp, tổ chức chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại, chính thức giành lại độc lập cho dân tộc ta.

Cũng từ đây, biệt danh “Napoleon của Việt Nam” bắt đầu xuất hiện. Sở dĩ nhiều người gọi ông như vậy là bởi cách dụng binh của Tướng Giáp có nhiều điểm tương đồng với hoàng đế Pháp.

Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều.

Điển hình trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngay sát giờ nổ súng, ông hạ lệnh rút hết quân đội, pháo binh ra khỏi vị trí, lùi thời điểm tiến đánh, chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

img

Tướng Giáp cùng các lãnh đạo thống nhất kế hoạch tiến đánh Điện Biên Phủ năm 1954

Trong kháng chiến chống Mỹ, cố Đại tướng đã ra lệnh cho mở đường mòn Hồ Chí Minh - con đường huyết mạch, cực kỳ quan trọng và đem về thắng lợi toàn cục cho dân tộc ta.