Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh khi công nghệ điện tử chưa thực sự phát triển, thì các siêu điệp viên CIA khá chật vật trong việc sao chép, lưu trữ và vận chuyển các tài liệu tuyệt mật đến nơi cần đến, quá trình này diễn ra gần như là thủ công. Nhưng chính điều này lại giúp các tuyệt mật mãi mãi là tuyệt mật, hơn khi chúng được số hóa. Nguồn ảnh : Life.
Các điệp viên CIA lão làng luôn có những cách sao chép tài liệu đặc biệt ngay cả khi họ chẳng có gì trong tay, với họ một cây bút máy cũng là quá đủ để có thể tuồn tài liệu ra bên ngoài. Trong Chiến tranh Lạnh khi các thiết bị điện tử chưa phát triển, điệp viên cũng hoạt động thoải mái hơn mà không sợ bị lộ chỉ cần họ bảo vệ tốt vỏ bọc của mình. Nguồn ảnh: Life.
Nếu chép tài liệu bằng tay quá khó khăn thì cách thức đơn giản nhất là chụp ảnh lại toàn bộ các tài liệu này, dụng cụ được sử dụng là một chiếc máy ảnh với thông thường và một vài chiếc đèn bàn để cung cấp đủ ánh sáng. Nguồn ảnh: Life.
Mỗi trang tài liệu sẽ được thu nhỏ lại thành một tấm phim có khổ rộng chỉ 35 mm. Với kích cỡ này, người tình báo viên có thể giao cho người liên lạc hàng chục tủ hồ sơ tài liệu của đối phương một cách kín đáo, gọn gàng. Nguồn ảnh: Life.
Tuy nhiên, do kỹ năng chụp ảnh với máy phim là khá khó để nắm bắt, chưa kể đến việc chụp trong môi trường ánh sáng đèn nhân tạo khiến việc chụp ảnh tài liệu càng khó khăn hơn, nếu người điệp viên không nắm bắt được kỹ năng chụp ảnh thì rất có thể, toàn bộ số phim này sẽ không dùng được hoặc không thể nhìn rõ chữ trong tài liệu. Nguồn ảnh: Life.
Bên cạnh đó họ cũng có thể sử dụng các loại máy ảnh cầm tay siêu nhỏ, nhỏ hơn cả bao thuốc lá để chụp lại tài liệu trong các tình huống khẩn cấp, hoặc khi họ vô tình tiếp cận được với những thông tin tuyệt mật của đối phương. Nguồn ảnh: Life.
Sao chép tài liệu bằng máy ảnh luôn là cách ưa thích của mọi điệp viên trong Chiến tranh Lạnh bởi nó đơn giản, tiện lợi và dễ cất giấu, thói quen này xuất phát từ cả trước Chiến tranh Thế giới thứ 2 và tồn tại đến tận ngày nay. Trong ảnh là một điệp viên CIA cất phim tài liệu vào bên trong một chiếc đồng hồ đeo tay. Nguồn ảnh: Life.
Một cách thức khác cũng khá được ưa chuộng đó là gửi những bản mật mã chép tay. Những bản mật mã này được mã hóa theo thỏa thuận của người mã hóa và người giải mã. Thậm chí khi rơi vào tay kẻ thù thì các bản tài liệu được mã hóa này cũng không thể được giải mã nếu không có bảng mã gốc. Nguồn ảnh: Life.
Giấu những tấm phim âm bản trong các tấm vải sau đó khâu vào áo quần là cách thức được rất nhiều điệp viên sử dụng. Đối phương sẽ không thể phát hiện ra được nếu lục soát người điệp viên theo cách thông thường. Nguồn ảnh: Life.
Đối với các điệp viên ngoại tuyến nằm xa mạng lưới, việc sử dụng điện đàm liên lạc là cách duy nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất vì đối phương có thể lần theo tần số phát và truy ra được vị trí của chiếc điện đài một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Life.
Với sự phát triển của công nghệ vô tuyến sau CTTG 2, các hệ thống mã hóa và bảo mật vô tuyến được phát triển cũng một phần nào đó bảo vệ được các điệp viên ngoại tuyến khi họ phải truyền tin ra ngoài
Thư viết tay với mực tàng hình cũng là cách thức khá phổ biến với nhiều điệp viên. Mỗi quốc gia lại sử dụng một loại mực riêng, các điệp viên của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam thường sử dụng một loại mực hóa chất đặc biệt, chỉ bị phát hiện khi dùng loại hóa chất tương ứng bôi lên tờ giấy. Nguồn ảnh: Life.