1. Theo dõi kịp thời dự báo thời tiết để có phương án chống bão chủ động
Đương nhiên dự đoán là một phần, muốn biết bão sẽ đổ bộ vào đâu, đi qua những tỉnh nào thì ta mới có thể đưa ra phương án hiệu quả nhất. Để làm được điều này, rất đơn giản, bạn hãy chịu khó nghe các bản tin thời tiết trên truyền hình, trên sóng phát thanh hay trên mạng internet.
Hình ảnh một cơn bão chụp từ vệ tinh.
2. Nếu nhà bạn không nằm trong tâm bãi, bão chỉ ảnh hưởng 1 phần đến khu vực nhà bạn
Trong trường hợp địa phương mình không nằm trong tâm bão, bạn có thể thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, nơi bạn sống có thể vẫn chịu ảnh hưởng của bão như mưa to, gió mạnh. Chính vì thế, trong thời gian bão “lướt” qua, các bạn không nên ra khỏi nhà để tránh trường hợp cây đổ, dây điện hay các vật dụng khác rơi vào người. Còn khi ở nhà, các bạn hãy chịu khó tắt hết các thiết bị điện, rút ăng ten ra khỏi tivi bởi sấm sét có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào. Những nhà nào ở khu vực hay bị ngập úng, hãy di dời các thiết bị điện tử ở tầng 1 lên khu vực cao hoặc tầng trên, đồng thời ngắt cầu dao ở dưới để tránh chập điện, chúng có thể gây nguy hiểm tính mạng cho bạn và người thân trong gia đình.
3. Còn nếu địa phương nằm trong tâm bão, bạn cùng gia đình cũng phải chuẩn bị khá nhiều
Dùng các miếng gỗ lớn để che chắn cửa kính, cửa sắt kéo (nhớ là chắn bên ngoài chứ chắn bên trong không có tác dụng). Làm như vậy các cửa sẽ không bị phá hoại do gió bão. Với những nhà có mái tôn, mái ngói, hãy lấy bao cát nặng chừng 20kg chặn lên trên (để tránh bay mái nhà), mỗi bao cách nhau 0,5 mét. Hoặc chắc chắn hơn, dùng dây cáp choàng qua mái tôn và neo cọc sâu xuống đất (cứ 2 mét nên có 1 sợi cáp).
Đặt bao cát lên mái nhà để tránh lật mái.
Dùng dây cáp cũng là phương án chống bão hiệu quả. (Giải pháp nhà chống bão - KS: Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt).
Khi đã gia cố nhà cửa chắc chắn, mỗi nhà nên tích trữ lương thực dùng đủ cho cả gia đình trong vòng 1 tháng nếu nằm trong khu vực lũ hay về. Mì gói là loại thực phẩm dễ tích trữ và để được lâu nhất mà không cần bảo quản trong hoàn cảnh này. Bên cạnh đó, hãy trữ nước ngọt càng nhiều càng tốt. Chậu, xô, bồn nước lớn,… tất cả những gì đem đựng được hãy dùng để trữ nước sạch. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị thuốc men vì sau bão nhiều vùng ngập nước rất dễ gây dịch bệnh.
Những căn nhà kho lụp xụp, không có ai ở, tốt nhất nên mở toang các cánh cửa, may ra không bị gió cuốn đi khi bão đến bởi ông cha ta có câu: “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”.
Còn trong bão, đương nhiên mọi người không nên ra khỏi nhà vì rất nguy hiểm. Đồng thời tắt hết tất cả các thiết bị điện như hướng dẫn ở trên.
Sau bão, đường ngập nặng không nên đi xe qua.
4. Kinh nghiệm đi xe ở vùng ngập nước do bão lũ
- Nếu nước ngập quá ống bô khuyến cáo không nên đi.
- Trong trường hợp bắt buộc phải vượt qua, hãy đi xe ở số 1, hoặc cùng lắm số 2.
- Không được giảm ga khi đi trong vùng ngập nước. Nếu gặp chướng ngại vật, sử dụng phanh chứ không được giảm ga.
- Trong trường hợp bị tắt máy giữa chừng, không cố nổ máy lại mà dắt ra ngoài vùng ngập.
- Trong trường hợp xe bị chết máy mà nổ mãi không được cách khắc phục như sau:
* háo xăng trong bình xăng con ra hết.
* Tháo bugi lau bugi sạch, cả tẩu bugi.
* Đạp máy vài lần cho nước trong xi lanh phun ra hết rồi lắp bugi lại.
* Đạp nổ máy và giữ cho động cơ nổ đều (nếu tiếng nổ không đều nên kéo le gió - vì miếng mút ở cổ hút lọc gió đã ướt).
- Trong trường hợp xe bị chết máy mà nổ mãi không được cách khắc phục như sau:
- Tháo xăng trong bộ chế hòa khí ra hết.
Vặn vít này ra cho nước trong chế hòa khi chảy ra hết (ở phía bên trái của đa phần xe số). Khi nào ngửi thấy mùi xăng là bộ chế hòa khi đã hết nước. Sau đó vặn chặt vào như cũ.
- Tháo bugi lau bugi khô, cả tẩu bugi.
- Nhét giẻ khô vào trong xi-lanh, rồi đạp máy vài lần cho nước trong xi-lanh thấm hết vào giẻ trước khi lắp bugi lại.
- Đạp nổ máy và giữ cho động cơ nổ đều (nếu khó nổ nên kéo le gió. Giữ cho đều tiếng trở lại rồi đóng le gió, vẫn không đều thì mút ở lọc gió ướt hết sạch, phải tháo ra sấy khô rồi lắp lại).
Rất mong các bạn cùng gia đình ứng phó với bão chủ động, kịp thời!