Bối cảnh trong phim Tân Hoàn Châu cách cách rõ ràng là thời nhà Thanh và chưa hề xuất hiện điện lưới ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Vậy mà cảnh trong phim lại chằng chịt dây điện.
Cảnh Benjamin và Tiểu Yến Tử cùng tâm sự bên hồ bỗng xuất hiện nhân viên trường quay bị lọt vào ống kính.
Benjamin và Ngũ A Ca cùng chơi trò đấu kiếm. Điều đáng nói ở chỗ cả hai cùng đeo mạng che mặt đấu kiếm trong khi thiết bị này mãi đến năm 1776 mới được phát minh còn bối cảnh bộ phim diễn ra vào năm 1759.
Cảnh Đường thái y dâng thuốc quý cho Tiểu Yến Tử và khi hộp thuốc được mở ra lại xuất hiện một chiếc đồng hồ đeo tay.
Cô nàng Tiểu Yến Tử nắm trong tay chiếc giày đế bằng chất liệu cao su. Thế nhưng thời nhà Thanh chưa hề xuất hiện loại giày như vậy.
Khi Tiểu Yến Tử không may xảy chân rơi xuống vực và bám được vào gốc cây, sau đó được Nhĩ Khang tới giải cứu. Tóc của Nhĩ Khang lúc này như sắp tuột khỏi đầu và còn làm lộ cả vết dán trên đầu hết sức lộ liễu.
Tiểu Yến Tử vui sướng nhảy lộn nhào khi hay tin Ngũ A Ca thông báo chuyện mừng. Không khó để nhận ra cảnh Tiểu Yến Tử nhào lộn là do một nam diễn viên đóng thế chứ không phải đích thân cô nàng Lý Thạnh thực hiện.
Không ngờ thời vua Càn Long đã xuất hiện ống nhựa dẫn nước hiện đại như vậy rồi.
Trong cùng một cảnh Tiểu Yến Tử được ban bức tranh từ Càn Long nhưng bông hoa cài đầu có vẻ đã "không cánh mà bay".
Tượng nữ thần Venus mãi đến 1820 mới được khai quật trong khi bối cảnh bộ phim là năm 1751, tức là bức tượng đã "xuyên không" trở về quá khứ cách 20 năm.
Tương tự tác phẩm Độc xương đoàn của tác gia Hàn Hàn cũng "xuyên không" trở lại quá khứ và nằm gọn trên tay Benjamin.
Trên phim huyền ảo, mê đắm là vậy, nhưng nhìn sang thực tế khác xa một trời vực.