William James Sidis là một trong những người tài giỏi nhất của nhân loại.
Boris Sidis và Sarah Sidis là cặp vợ chồng nhập cư người Nga - Do Thái tại thành phố New York có trí tuệ nổi trội. Boris là một nhà tâm lý học nổi tiếng với những thành tựu trong thôi miên cũng như các nghiên cứu về bệnh rối loạn tâm thần. Boris còn là một giáo sư tâm lý tại đại học Havard. Sarah là một bác sỹ, bà là người phụ nữ đầu tiên trong thời đại của mình có được bằng bác sĩ. Cặp đôi này cực kỳ thành công trong sự nghiệp.
Ngày 1/4/1898, Sarah sinh con trai đầu lòng và đặt tên là William James Sidis.
Chỉ riêng gen của Boris hay Sarah thôi cũng đủ để tạo nên một đứa trẻ cực kỳ thông minh, nhưng thông minh thôi chưa đủ. Họ muốn có một thiên tài.
Thần đồng của mọi thần đồng
Do đó, ngay từ nhỏ William James Sidis đã chịu một nền giáo dục hà khắc từ cha mẹ mình.
Việc giáo giục của William bắt đầu ngay từ khi cậu chỉ mới là một đứa bé sơ sinh. Thậm chí mẹ cậu đã từ bỏ sự nghiệp bác sĩ để dành thời gian ở nhà dạy con. Họ sử dụng tiền tiết kiệm của gia đình để mua sách, dụng cụ học tập và bất cứ thứ gì cần thiết cho việc giáo dục.
Từ đó, cậu không có tuổi thơ như những đứa trẻ bình thường khác.
Tận dụng những kỹ thuật tâm lý sáng tạo của Boris, William đã được dạy để nhận biết và phát âm những chữ cái trong bảng chữ cái chỉ trong vài tháng. Cậu bé đã bập bõm được từ “cửa” khi mới là đứa bé 6 tháng tuổi, vài tháng tiếp theo là một số từ khác. 8 tháng, William đã có thể tự dùng thìa.
Năm 2 tuổi, William đã đọc tờ New York Times và tự viết được một bức thư từ chiếc máy đánh chữ bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.
Ở tuổi thứ 7, cậu học bảy ngôn ngữ khác nhau: Hy Lạp, Pháp, Nga, Đức, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Armeni và Vendergood (ngôn ngữ do chính William sáng tạo ra), và theo học một chương trình giảng dạy của bậc trung học phổ thông. Cha mẹ cậu có kỳ vọng rất lớn, họ muốn cả thế giới biết rằng con trai của họ là ai và những công lao của họ trong việc đó.
Năm 9 tuổi, William tham gia phát biểu tại một hội nghị nghiên cứu không gian ở đại học Harvard. Cậu đã được nhận vào Harard nhưng chưa được nhập học với lý do vóc dáng cơ thể của cậu "chưa phù hợp" để đủ điều kiện học đại học.
Dù chưa được Havard cho phép vào học, William được Đại học Tufts nhận, cậu dành phần lớn thời gian để sửa lỗi trong các cuốn sách về toán học, nghiên cứu các học thuyết của Einstein để tìm ra những lỗi có thể có.
Năm 11 tuổi, cậu được nhận vào Đại học Harard và trở thành người trẻ nhất trong lịch sử của trường.
Năm 1910, trước hàng trăm giáo sư và sinh viên toán học cao cấp tại giảng đường đại học Havard, William (11 tuổi), có bài phát biểu đầu tiên trước công chúng.
Cậu nói nhỏ nhẹ và có phần e thẹn, bối rối khi thi thoảng nghe thấy tiếng cười từ phía dưới khán phòng. Tuy nhiên bài thuyết trình về không gian 4 chiều (Four-Dimensional) của cậu khiến tất cả phải bàng hoàng.
Sau buổi nói chuyện này, giáo sư của Đại học MIT khi đó - ông Daniel Comstock đã nói với cánh phóng viên rằng, William sẽ trở thành nhà toán học quan trọng nhất của thế kỷ 20. Và trong một thời gian ngắn sau đó câu truyện về William đã trở thành tin tức quốc gia.
Bất hạnh nối tiếp bất hạnh
Những tưởng cuộc đời sẽ mỉm cười với chàng trai tài năng này nhưng thực tế lại khác hoàn toàn.
William tốt nghiệp loại giỏi ở tuổi 16. Sau khi tốt nghiệp, William dạy toán học tại đại học Rice ở Houston nhưng bởi tuổi tác quá trẻ cũng như sự nổi tiếng của cậu khiến việc giảng dạy gặp nhiều vấn đề.
William đã rời đi chỉ sau một thời gian ngắn và quay lại đại học Havarrd để học luật nhưng từ bỏ nhanh chóng khi nhận ra nó không phù hợp với mình.
William gần như không có tuổi thơ như bao đứa trẻ bình thường khác.
Vào năm 1919, William lại một lần nữa trở thành chủ đề bàn tán của công chúng do bị bắt khi tham gia cuộc diễu hành chống chiến tranh tại Boston, cuộc biểu tình này đã leo thang trở thành một cuộc bạo động.
Nhờ sự ảnh hường của cha mẹ mà ông đã thoát được án tù này. Dẫu vậy, ông bị bố mẹ quản thúc chặt chẽ sau đó, điều này gây ra tâm trạng ức chế và bất mãn trong ông.
Bất mãn và chán nản, William đã di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, làm từ công việc này đến công việc khác. Ông cũng thường xuyên đổi tên nhằm tránh sự nhòm ngó của công chúng cũng như cha mẹ mình.
Khoảng thời gian này, William cũng viết rất nhiều. Có những tác phẩm được cho là tẻ nhạt, nhưng cũng có những tác phẩm lớn về lỗ đen, vật chất tối... đồng thời tiếp tục học các ngôn ngữ khác.
Nhưng dư luận không “buông tha” William, những bài báo nhạo báng mỉa mai về sự "vô dụng", "vô tích sự"... khiến ông càng thu mình vào bóng tối sâu hơn nữa trong sự đau khổ, đơn độc.
Vào một ngày mùa hè tháng 7/1944, bà chủ nhà trọ của William tìm thấy ông bất tỉnh trong căn hộ nhỏ của mình tại Boston.
Ông bị một cơn đột quỵ. Cái chết đến với ông ở tuổi 46, kết thúc cuộc đời của người thông minh nhất thế giới nhưng cũng đầy bất hạnh.
Những người từng quen biết ông sau này kể lại rằng, sự thông minh là điều cực kỳ nổi bật ở William, ông thành thạo hơn 40 ngôn ngữ trên thế giới (bao gồm 1 ngôn ngữ do mình tự sáng tạo) nhưng những đóng góp hữu hình của ông cho xã hội thực sự là quá ít so với tài năng của mình.
Các nhà khoa học ước tính rằng, chỉ số thông minh (IQ) của ông vào khoảng 300, trong khi chỉ số trung bình là 100, còn ngưỡng thiên tài là khoảng 140. Mặc dù những di sản mà ông để lại cho thế hệ sau thực sự không quá ấn tượng nhưng có thể khẳng định rằng ông là một con người tài giỏi nhất của nhân loại.
Cậu bé 11 tuổi cùng con gấu bông của mình đã khiến những chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng trên thế giới không khỏi...