Vỏ tôm chỉ là chất kittin (một dạng polymer)
Rất nhiều người cho rằng, vỏ tôm có chứa nhiều canxi, vì thế, họ cố gắng ăn sạch sẽ.
Vậy vỏ tôm có chứa nhiều canxi nhất trong con tôm, tốt cho sức khỏe hay không? PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa sẽ lý giải điều này.
Theo PGS Thịnh, vỏ tôm không hề giàu canxi như những lời đồn thổi. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng.
“Vỏ tôm chỉ là chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi, thậm chí chất này khi ăn vào còn khó tiêu hóa”, PGS Thịnh nói.
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, bắt ép trẻ em ăn tôm cả vỏ là không cần thiết, dễ gây ác cảm, biếng ăn, lại đem đến nguy cơ hóc vỏ tôm.
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, mọi người không nên ăn tôm khi đang bị ho. Hệ hô hấp của người đang bị ho dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng, lâu khỏi.
Những người có tiền sử dị ứng, nhất là dị ứng hải sản, dị ứng thực phẩm thì tuyệt đối nên kiêng khem các món từ tôm, nhất là các món gỏi tôm, tôm nướng cũng như các đồ hải sản khác.
Những người có cholesterol cao cũng không nên ăn tôm bởi trong 100gr tôm có chứa tới 152mg cholesterol, đó là lý do vì sao những người máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch không nên ăn nhiều tôm.
Không uống bia khi ăn tôm, bởi tôm sản sinh ra axit uric (nguyên nhân gây bệnh gout, sỏi thận…) và khi uống đồng thời với bia sẽ đẩy nhanh tốc độ hình thành của acid uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.
Mọi người chỉ nên ăn tôm mới chế biến, không nên ăn từ sản phẩm đã chế biến từ lâu.
Để chế biến thịt một cách khoa học, ngon và đảm bảo dinh dưỡng thì quả thật không phải ai cũng làm đúng cách.