Những cựu phi công Việt-Mỹ từng đối đầu sinh tử trên bầu trời miền Bắc Việt Nam suốt những năm tháng chiến tranh vừa có dịp gặp mặt tại San Diego, Mỹ từ 21-24.9.2017. Những đối thủ một mất một còn ngày nào, giờ nắm tay nhau ôn lại chuyện xưa. Dù mái đầu đã bạc, dáng đi đã còng, các cựu phi công lừng danh của Việt Nam vẫn thư thả bên những đồng nghiệp Mỹ nay đã lên chức ông. Họ đang góp phần vào công cuộc gác lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn cho 2 nước, 2 dân tộc. Nhân dịp này, Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu loạt bài Những bí ẩn của chiến tranh không quân Việt Nam. Đây là tư liệu của nhà nghiên cứu độc lập người Nga, ông A.I.Trernhusev.
Trong quá trình vừa chiến đấu vừa học tập, huấn luyện, các trắc thủ Việt Nam nhanh chóng nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật và đã thành công trong điều khiển tên lửa. Trong suốt cả giai đoạn chiến tranh phòng không, các cố vấn quân sự Xô Viết luôn sát cánh cùng các cán bộ chiến sỹ lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam.
Tên lửa S-75 của lực lượng tên lửa Phòng không Việt Nam tiêu diệt hiệu quả các máy bay bay ở tầm trung và tầm cao.
Sự tổn thất tăng vọt của các loại máy bay chiến đấu cùng với trạng thái tâm lý năng nề bao phủ lên lực lượng không quân Mỹ, do lưới lửa phòng không dày đặc và sự tham chiến hiệu quả của tên lửa S-75, đã buộc Nhà Trắng và Lầu Năm góc phải có giải pháp hạn chế. Đồng thời, lực lượng Không quân Mỹ cũng phải thay đổi chiến thuật tấn công an toàn.
Phi công Mỹ không thể áp dụng chiến thuật tấn công tầm cao trung bình mà buộc phải thay đổi do tên lửa S-75 tiêu diệt tất cả các máy bay bay ở tầm trung và tầm cao. Máy bay Mỹ buộc phải chọn khả năng đột kích ở tầm thấp và tầm thấp giới hạn.
Các phi công Mỹ đã cố gắng sử dụng sự che khuất của các dãy núi trên địa hình, do đó khả năng phát hiện mục tiêu và bám dính mục tiêu của radar gặp nhiều khó khăn. Sự thay đổi chiến thuật đó đã ngay lập tức ảnh hưởng đến cục diện chiến trường.
Các phi công tiêm kích Việt Nam không nhận được những thông tin chính xác, đầy đủ của các phi đoàn máy bay đối phương bay luồn theo sườn núi và sát mặt nước biển. Các ổ phục kích của MiG-17 trở lên khó khăn hơn, hiệu quả chiến đấu giảm sút trong các cuộc tấn công những mục tiêu máy bay Mỹ tự do cơ động.
Nhưng cùng trong thời gian đó, các cuộc không kích của máy bay Mỹ vấp phải hỏa lực dữ dội của pháo phòng không các cỡ nòng và thậm chí súng bắn thẳng như 12,7mm và súng trường.
Một máy bay Mỹ trúng tên lửa bắt đầu bốc cháy.
Đến cuối năm 1965, số lượng pháo phòng không các cỡ nòng của Miền Bắc Việt Nam tăng lên nhanh chóng và vượt con số 2.000. Đặc biệt là hỏa lực của pháo phòng không Xô Viết 57mm sử dụng radar đường đạn S-60. Hỏa lực pháo 57 có radar dẫn bắn đã phát huy sức mạnh dữ dội của nó khi bảo vệ các mục tiêu trọng yếu như cầu, đường giao thông.
Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận ra rằng, một nửa số máy bay bị bắn hạ ở Việt nam là do hỏa lực của súng phòng không các cỡ nòng nhỏ như 57mm, 37mm, 14,5mm, 12,7mm và thậm chí súng trường, những loại vũ khí được coi là đã hết khả năng sử dụng trong chiến tranh hiện đại.
Đồng thời, chiến thuật (tầm bay thấp) đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các đòn tấn công đường không, do số lượng máy bay trong các phi đội quá nhỏ và đòi hỏi trình độ bay của phi công rất cao.
Khẩu đội súng phòng không 12,7mm trong chiến tranh Việt Nam.
Tính đến những tổn thất nặng nề của không quân, khi cố gắng tiêu diệt các đơn vị tên lửa, bộ Tổng tham mưu quân đội Mỹ đã ra quyết định áp dụng loại máy bay tác chiến điện tử-máy bay được trang bị thiết bị đặc biệt của không đoàn Wild Weasel. Trong đó, thời điểm đầu tiên là F-100F, sau đó là F-105F, đến gần cuối năm 1972 là F-4C và F-105G.
Được trang bị thiết bị phát hiện và chế áp điện tử, sóng của đài phát radar tên lửa, đồng thời sử dụng tên lửa tự dẫn bám theo sóng radar AGM-45 Shrike, sau này hoàn thiện hơn là AGM-78 Standard-ARM, những máy bay này đã giành được quyền chủ động trên không vào ngày 20.12.1965.
Tính đến ngày 11.7.1966 bảy máy bay F-100F Wild Weasel đã đánh trúng 9 khẩu đội tên lửa, chỉ có một chiếc bị bắn rơi, 2 chiếc khác đâm vào nhau khi tránh hỏa lực phòng không.
Đại tá, Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy (phải), người từng bắn rơi 7 máy bay Mỹ năm xưa, và một cựu phi công Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, nắm tay nhau ôn lại chuyện xưa.