Vượt lên số phận, giờ đây, cậu bé ấy đã trở thành một chủ cơ sở sản xuất đũa tre thành đạt ở Quảng Nam.
Nhớ lại quá khứ đau thương của mình, ông Nghiêu tâm sự: "Sau khi cha mất, tôi nghĩ mình không thể sống nổi. Nhưng may mắn, có cô gái làng bên đem lòng thương và tự nguyện về làm vợ tôi bất chấp cha mẹ cô ngăn cấm".
Ông Nghiêu (ảnh nhỏ) và công nhân làm việc trong cơ sở làm đũa của ông. |
Sau khi có con trai, ngày ngày vợ ông Nghiêu đi chặt củi rồi đem xuống chợ bán, còn ông Nghiêu chặt tre trong vườn làm đũa rồi nhờ đứa con trai dắt đi bán dạo kiếm sống qua ngày. Tiền bán đũa tre, ông dành dụm mua một con bò.
Ông bán bò, thêm tiền dành dụm vào TP.Hồ Chí Minh mua một cái máy làm đũa để gia tăng sản phẩm làm ra trong ngày. Chưa hài lòng với công suất 100kg đũa tre/ngày, ông bán máy cũ và tiếp tục vay mượn hơn 100 triệu đồng vào TP.Hồ Chí Minh mua máy công suất lớn hơn. Có máy mới, ông thuê đất mở xưởng sản xuất đũa tre.
Từ đó, sản phẩm ông làm ra chất lượng cao hơn và số lượng nhiều hơn. Ông nhờ bạn bè thời đi bán đũa dạo phân phối nên đũa làm ra tiêu thụ cũng nhanh hơn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của ông từ Quảng Nam mở rộng ra Quảng Ngãi, vào tận TP.Hồ Chí Minh.
Năm 2010, ông xuất đũa sang nước bạn Lào. Doanh thu của cơ sở mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Thị trường mở rộng, ông tiếp tục trang bị một dây chuyền máy sản xuất đũa hoàn chỉnh từ khâu cưa tre cho đến khâu đóng gói thành phẩm.
Đến nay cơ sở của ông có 15 máy các loại, với 14 lao động làm việc thường xuyên tại cơ sở và hàng trăm lao động thời vụ. Riêng với việc tiêu thụ, những người khiếm thị ở nhiều tỉnh nhờ ông mà có việc làm và thu nhập.
Từ mái nhà tranh dột nát ngày nào, giờ đây ông đã có nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi, 2 con đều trưởng thành.
Trương Hồng