- Câu 1: Tại sao ở những vùng ven biển chịu ảnh hưởng của sóng thần, người dân thường có tâm trạng bồn chồn, lo lắng, số vụ đột quỵ và tự tử tăng cao hơn so với vùng khác?
- Sóng thần phát ra các sóng hạ âm (âm có tần số nhỏ) mà nội tạng của con người cũng dao động với tần số nhỏ.
Khi người dân sống trong vùng như thế, tần số dao động của các nội tạng như tim, phổi, gan… bị trùng với tần số của hạ âm nên xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Nó làm cho nội tạng dao động với biên độ lớn, dẫn đến tâm trạng bồn chồn, lo lắng, bất an, tim đập mạnh…, số vụ tự tử, đột quỵ tăng cao.
Động đất và sóng thần Tōhoku ngày 11.3.2011 tại Nhật Bản .
- Câu 2: Tại sao khi nấu ăn ta có thể tiết kiệm ga bằng cách cho lửa vừa đủ phủ kín đáy nồi (không cần vặn lửa loe ra ngoài đáy nồi) và phủ lên nắp vung một chiếc khăn khô?
- Do nhiệt chủ yếu truyền theo phương thẳng đứng (sự bức xạ theo phương ngang không đáng kể), chúng ta chỉ cần để lửa vừa đủ kín đáy nồi (tránh lãng phí ga).
Việc phủ lên nắp nồi chiếc khăn khô giúp cách nhiệt rất tốt. Nó giúp giữ nhiệt lại trong nồi mà không bị truyền ra ngoài.
- Câu 3: Tại sao hai bên đường ray xe lửa lại rải đá dằn?
- Để đảm bảo áp lực được truyền đều xuống bên dưới, các thanh tà vẹt phải đặt trên một lớp đá dằn. Trong trường hợp này, lớp đá dằn có vai trò cố định đường ray và giúp thanh tà vẹt truyền áp lực từ đường ray xuống mặt đất hiệu quả hơn.
Lớp đá này sẽ được rải xung quanh tà vẹt và tạo nên một lực ma sát sẽ có tác dụng cố định thanh tà vẹt khi có tàu chạy qua. Nó sẽ giúp đường ray được tăng cường độ cứng, độ bền và độ linh hoạt khi tàu đi qua.
Không chỉ có vậy, đá ba lát còn có vai trò dẫn nước mưa khỏi đường ray, hạn chế sự xuất hiện của nước, cỏ mọc và tăng tính đàn hồi cho đường ray trước tác động của nhiệt.
- Câu 4: Tại sao khi xe lửa còn ở rất xa, đứng lên và để tai trong không khí thì không nghe thấy âm thanh nó đang đến nhưng áp tai vào đường ray sẽ nghe thấy tiếng có xe lửa đang đến gần?
- Do sóng âm truyền trong chất rắn với tốc độ lớn hơn trong chất khí nên khi áp tai vào đường ray ta sẽ nghe được âm truyền đến trước so với khi để tại ngoài không khí.
- Câu 5: Vì sao gạo nếp lại dẻo?
- Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopection nhưng không tách rời nhau. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan. Trong nước nóng, amilopectin trương lên tạo thành hồ.
Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường.
Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc… rất dẻo, tới mức dính.
- Câu 6: Tại sao sơn quét trên các biển báo giao thông hoặc đầu các cọc chỉ có thể là sơn phát quang mà không phải phản quang (phản xạ ánh sáng)?
- Ánh sáng phát quang giúp từ nhiều phía có thể thấy biển báo, cọc chỉ giới. Ánh sáng phản xạ thì chỉ có thể nhìn thấy các vật đó theo phương phản xạ.
- Câu 7: Tại sao có mưa?
- Ban ngày, Mặt Trời chiếu xuống làm mặt đất nóng lên. Nước bốc hơi từ các sông hồ gặp khí lạnh, lên cao trở thành muôn vàn giọt nước nhỏ. Chúng tụ lại với nhau thành đám mây.
Những đám mây này bay lên cao gặp khí lạnh, các giọt nước tụ lai với nhau thành hạt nước lớn, gặp điều kiện thuận lợi thành mưa.
- Câu 8: Tại sao có thể nổi trên Biển Chết?
- Bơi lội trong Biển Chết bạn đừng bao giờ lo chết đuối, bởi vì hàm lượng muối trong nước biển ở đây cao tới 270 phần nghìn. Tỷ trọng nước biển còn lớn hơn cả tỷ trọng người bạn. Vì thế, ta có thể nổi trên biển như một tấm gỗ.
Người không biết bơi vẫn có thể tự nổi ở Biển Chết. Ảnh: Bored Panda/almajalitours.com.
- Câu 9: Hiện tượng cầu vồng là gì?
- Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng.
Ở nhiều nền văn hóa khác nhau, cầu vồng xuất hiện được coi là mang đến điềm lành cho nhân thế. "Vòng cung rực rỡ" này luôn ẩn chứa nhiều điều lý thú.
- Câu 10: Vì sao nước mắt lại mặn?
- Nước mắt mặn vì trong một lít nước mắt có dưới 6 g muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm ở phía trên mi ngoài của nhãn cầu.
Nước mắt thu nhận được muối từ máu (trong một lít máu có 9 g muối). Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu, làm cho nhãn cầu không bị khô, xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.