Theo văn phòng Tư pháp Vị thành niên và Phòng chống Tội phạm Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 115 trẻ em bị bắt cóc bởi những người lạ mặt, và những em bé này không bao giờ quay trở lại với gia đình nữa. Mặc dù hầu hết trẻ em không chơi hoặc đi lang thang bên ngoài một mình, tuy nhiên trong khoảnh khắc nào đó chúng đã tuột khỏi tay hay ra ngoài vòng quan sát của người thân.
Cần dạy trẻ những thông tin rõ ràng về việc phải làm gì nếu chúng bị tách ra khỏi bạn ở nơi công cộng. Theo tiến sĩ Walter Gilliam: "Không bao giờ là quá sớm nếu bạn tiếp cận chủ đề này một cách phù hợp”.
Không đi với bất kỳ ai nếu chưa xin phép cha mẹ trước
Hầu hết các bậc cha mẹ thường dạy trẻ không bao giờ đi và nói chuyện với người lạ, nhưng theo Samantha Wilson, một cựu nhân viên cảnh sát cho biết dạy trẻ không nói chuyện với người lạ thực sự là một sai lầm. Thay vào đó, chúng ta phải dạy cho trẻ em không bao giờ đi đâu với bất kỳ ai mà không xin phép cha mẹ trước. Đây là bài học chúng ta nên củng cố ngay khi bắt đầu nói chuyện với trẻ em về sự an toàn, đồng thời dạy bé xác định người lạ mặt an toàn như cảnh sát, nhân viên siêu thị, nhân viên trung tâm mua sắm… và nhận ra những tình huống nguy hiểm. Nó rõ ràng và dễ hiểu, ngay cả đối với trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo.
Dạy con gọi tên thật của cha mẹ
Nếu con bị lạc mẹ và la lớn, "Mẹ ơi!" có thể rất khó phân biệt được tiếng nói của bé trong số những đứa trẻ khác cũng đang gọi mẹ. Theo Joselle Shea, người quản lý tổ chức trẻ em và thanh thiếu niên tại Hội đồng Ngăn ngừa Tội phạm Quốc gia, cho biết nên dạy trẻ gọi tên và họ của cha mẹ hoặc bất kỳ người chăm sóc bé nào khác. "Bạn phải lặp lại thông tin này cho trẻ em nhiều lần để giúp trẻ nhớ, và nếu trẻ bị lạc, chúng có thể nói với các nhà chức trách tìm gọi tên cha mẹ chúng."
Dạy con hỏi một người mẹ khác để được giúp đỡ
Nếu trẻ bị lạc, hãy dạy trẻ đứng nguyên tại chỗ và gọi tên cha mẹ nhưng nếu vẫn không tìm thấy người thân (mẹ, bố, người chăm sóc khác), thì bước tiếp theo là yêu cầu giúp đỡ. Đây là một lý do khiến chúng ta không nên dạy con mình rằng không bao giờ nói chuyện với người lạ.
Trẻ em ở độ tuổi này nên hỏi một người mẹ khác cũng có con để được giúp đỡ. Với trẻ lớn hơn có thể học cách hỏi nhân viên cảnh sát hoặc nhân viên cửa hàng, nhưng trẻ còn quá nhỏ vẫn chưa thể phân biệt đồng phục với các loại quần áo khác. Về mặt thống kê, một bà mẹ có con nhỏ là người giúp đỡ an toàn nhất đối với trẻ nhỏ. Quy tắc đầu tiên vẫn được áp dụng là dạy con bạn đứng tại chỗ gọi tên của bạn, và nhờ một phụ nữ cũng bế, dắt con nhỏ gần đó mà trẻ nhìn thấy để được giúp đỡ.
Dạy trẻ cách bình tĩnh
Các bậc phụ huynh phải giữ quan điểm và nói chuyện với trẻ em một cách bình tĩnh về cách giữ an toàn. Cố gắng nói chuyện với con bạn thường xuyên, đặc biệt trong những khoảnh khắc có thể dạy được. Ví dụ, khi bạn ở trong khu mua sắm và rất đông người, hãy hỏi cô con gái 3 tuổi của bạn những gì bé sẽ làm nếu hai người bị lạc nhau. Sau đó, bạn có thể dạy bé các bước đơn giản để đảm bảo an toàn. Trong mỗi cuộc trò chuyện về an toàn, hãy trấn an trẻ, điều quan trọng nhất bạn nên nói với con mình là "Nếu chúng ta bị lạc, mẹ sẽ tìm thấy con, vì vậy hãy bình tĩnh và tuân theo các quy tắc về an toàn."
Nên có số điện thoại của người thân trong giày, túi quần áo…
Nên viết các số điện thoại di động của cha, mẹ hoặc điện thoại bàn của gia đình vào một mảnh giấy và đặt vào trong giầy, hoặc túi quần áo của trẻ trong mỗi dịp đi ra ngoài, để đề phòng nếu trẻ không may bị lạc thì các nhà chức trách cũng nhanh chóng tìm ra và đưa bé trở về với gia đình.
Trẻ nhỏ rất dễ bị người xấu lừa gạt, lôi kéo. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ cần truyền dạy 10 bài...