Đảo Tristan da Cunha thuộc Anh quốc: Hòn đảo núi lửa này nằm ở Nam Đại Tây Dương và chỉ có 258 người sinh sống. Cư dân ở đây sử dụng tiếng Anh, nhưng cũng tạo ra những từ phương ngữ có nguồn gốc từ Scotland, Nam Phi, Mỹ, Hà Lan, Italia,… Nam Phi là quốc gia gần hòn đảo này nhất với khoảng cách 2.173 m.
Bán đảo Cape York, Australia: Nằm ở cực bắc của Australia, bán đảo Cape York là nơi du khách có thể bơi cùng cá sấu và câu cá. Vùng đất này thuộc sở hữu của 5 cộng đồng bản xứ và họ cũng quản lý ngành du lịch. Bán đảo cách thành phố gần nhất, Cairns, 28 giờ di chuyển bằng ô tô.
Oymyakon, Nga: Thị trấn này được biết đến là khu dân cư lạnh nhất trên Trái đất. Khoảng 500 cư dân ở đây sống trong bóng tối suốt 21 giờ mỗi ngày với nhiệt độ trung bình dưới -58 độ C. Người dân không thể trồng cây, nên họ phải ăn thịt tuần lộc, cá đóng băng, tiết ngựa đông và mì ống.
Đảo Phục Sinh, Chie: Hòn đảo nổi tiếng với 900 bức tượng cổ ngoài trời và 3.300 cư dân ở đây chủ yếu sống dựa vào ngành du lịch. LAN là hãng hàng không duy nhất tổ chức các chuyến bay từ Mỹ tới đảo Phục Sinh với giá 900 USD/lượt.
Đảo Pitcairn thuộc Anh: Hòn đảo nằm cách New Zealand khoảng 5.300 km và không có tuyến bay thương mại tới đây. Để tới hòn đảo, du khách phải vượt qua hành trình 32 giờ bằng thuyền buồm.
Barrow, Alaska, Mỹ: Thị trấn này chỉ có thể tiếp cận bằng đường hàng không từ thành phố Anchorage với hành trình 1 giờ 30 phút/lượt. Nằm ở vị trí cao nhất ở Alaska, nên mùa đông ở Barrow bao gồm 65 ngày như đêm tối. Chi phí sinh hoạt ở đây rất đắt đỏ với 1 lọ bơ có giá lên tới 10 USD.
Ittoqqortoormiit, Greenland: Được thành lập từ năm 1925, thị trấn Ittoqqortoormiit nằm cách xa các khu dân cư khác ở Greenland. Khoảng 450 cư dân ở đây sống du cư và di chuyển bằng xe chó kéo, trong khi du khách tới thị trấn này để ngắm ánh sáng bắc cực quang và kỳ quan thiên nhiên.
Quần đảo Kerguelen thuộc Pháp: Quần đảo nằm ở Ấn Độ Dương và cách cực nam châu Phi khoảng 3.200 km. Vùng đất này chỉ có thể tiếp cận bằng tàu 4 ngày mỗi năm do được bao quanh bởi các dòng sông băng và tuyết phủ hơn 300 ngày/năm. Cư dân sinh sống ở đây chủ yếu là các nhà nghiên cứu đến Pháp.
Ốc đảo Siwa Oasis, Ai Cập: Ốc đảo nằm hẻo lánh giữa sa mạc Western, nên ngôn ngữ Siwi và văn hóa Amazigh của người dân địa phương vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. Đây không phải là điểm dừng chân phổ biến dành cho du khách, nhưng những người đam mê khám phá sa mạc có thể di chuyển 5 giờ bằng xe bus từ thành phố Cairo để tới ốc đảo này.
Changtang, Tây Tạng: Nơi đây được coi là “Mái nhà của thế giới” với độ cao từ 1.200 m đến 2.700 m. Thiên nhiên ở khu vực này rất đa dạng với động vật đặc hữu như báo tuyết và bò Tây Tạng. Du khách cần có giấy phép để khám phá khu bảo tồn thiên nhiên này và phí có thể lên tới vài nhìn USD.
Villa Las Estrellas, Nam Cực: Thị trấn là khu định cư của người Chile tại Nam Cực. Nơi đây có đầy đủ tiện nghi như phòng tập thể dục, nhà thờ, trường học và cửa hàng bán đồ lưu niệm. Villa Las Estrellas là một trong hai thị trấn duy nhất ở Nam Cực có người sinh sống. Hành trình gần nhất tới thị trấn là bằng tàu kéo dài 2 ngày từ Ushuaia, Argentina.
Đảo Socotra, Yemen: Đây là một trong những hòn đảo trông kỳ lạ nhất trên Trái đất với những cây máu rồng. Nằm ở vịnh Aden, hòn đảo có hơn 800 loài thực vật quý hiểm và 1/3 trong số này là loại đặc hữu. Mặc dù hòn đảo có 400.000 người sinh sống, nhưng con đường được xây dựng lần đầu tiên ở đây là vào năm 2011.
Supai, Arizona, Mỹ: Ngôi làng ở bang Arizona chỉ có thể được tiếp cận bằng trực thăng, cưỡi ngựa hay đi bộ, trong khi thư tín ở đây được vận chuyển bằng la. Địa điểm này nổi tiếng với 4 thác nước tuyệt đẹp dọc sông Havasu.
Coober Pedy, Australia: Nơi đây được coi là “thủ đô opal của thế giới”. Loại khoáng chất quý hiếm này lần đầu tiên được phát hiện ở đây vào năm 1915 và ngành công nghiệp mỏ là nên kinh tế chủ chủ lực của thị trấn với số dân 3.500 người này.
Longyearbyen, Na Uy: Longyearbyen là thị trấn cực bắc của thế giới. Người chết ở đây được chuyển tới chôn ở nơi khác vì xác không thể phân hủy trong điều kiện lạnh giá ở Bắc Cực. Du khách có thể tới thị trấn này bằng máy bay từ thành phố Oslo với tấn suất 3 chuyến/tuần.
Palmerston, quần đảo Cook: Tất cả cư dân trên đảo Palmerston đều là con cháu của một người Anh tên William Marsters. Ông đã tới đây vào năm 1863 và sau đó kết hôn với 4 người vợ rồi sinh ra 17 người con. Tàu tiếp tế chỉ tới đảo vài lần mỗi năm, với hành trình kéo dài 2 ngày từ Rarotonga, thủ phủ của quần đảo Cook.
La Rinconada, Peru: Nằm cách mặt nước biển gần 5km, La Rinconada là thành phố cao nhất thế giới. Khu dân cư này không có nước máy hay hệ thống nước thải và 68% dân số sống dưới mức nghèo đói. Thành phố cách khu dân cư gần nhất 6 giờ di chuyển bằng ô tô trên đường đất.
Làng Bantam, quần đảo Cocos: Với dân số khoảng 600 người, ngôi làng hẻo lánh này vẫn giữ được ngôn ngữ và tôn giáo riêng. Ngoài văn hóa đặc sắc của người địa phương, du khách có thể tham gia các hoạt động như lặn ống thở, lướt ván diều, lướt ván và ngắm chim. Quần đảo Cocos cách thành phố Perth của Australia khoảng 2.700 km.
Iqaluit, Nunavut, Canada: Thành phố này chỉ có thể được tiếp cận bằng đường biển và hàng không. Địa điểm nổi tiếng nhất là “Con đường không tới nơi nào”, nơi du khách có thể đi bộ, đạp xe hay trượt tuyết.
Tórshavn, quần đảo Faroe: Đây là thành phố nhỏ nhất trên thế giới, nhưng thu hút rất đông du khách nhờ sự mến khách của người dân địa phương.