Dân Việt

7 thiên tài "điên khùng" nhất trong lịch sử thế giới

Minh Châu (Theo Cracked) 29/10/2017 16:55 GMT+7
Lịch sử ghi lại rất nhiều thiên tài do quá thông minh, có quá nhiều lý tưởng… những tư duy vượt quá sự hiểu biết của thời đại khiến cho họ đôi khi bị coi là điên khùng. Dưới đây là 7 thiên tài với những khám phá và phát minh khoa học rực rỡ và cũng được coi là có hệ thần kinh “khác người” nhất.

1. Pythagoras, nhà toán học Hy Lạp (575 -500 TC)

Ông là người đã đưa ra định lý Pythagorean mà tất cả chúng ta đã học ở trường. Ngoài định nghĩa toán học nổi tiếng này, Pythagoras còn là học giả nổi tiếng đầu tiên nhấn mạnh rằng các hiện tượng tự nhiên có thể được giải thích bằng toán học (mở đường cho việc nghiên cứu Vật lý) và thậm chí còn là nguồn cảm hứng cho các học thuyết của Plato. Vì thế ông chính là một thiên tài lớn.

img

Những hành động khác người:

Giống như L. Ron Hubbard và David Koresh, Pythagoras cũng sáng lập nên tôn giáo của chính mình và con người thời bấy giờ coi ông như một người khá điên rồ bởi những ý nghĩa quái lạ trong tôn giáo mà ông lập ra. Tôn giáo Pythagoras có 2 nguyên lý chính: linh hồn được tái sinh, và đậu là điều ác. Không phải hạt đậu tương ẩn dụ, hoặc những hạt đậu siêu hình, mà đơn giản chính là hạt đậu mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Giáo phái của Pythagoras có những quy tắc dễ hiểu hơn, như thuyết ăn chay và chủ nghĩa hòa bình, nhưng ông có khuynh hướng phá vỡ những điều đó. Các quy tắc ăn chay đã bị phá hủy khi phát minh ra định lý nổi tiếng của mình, Pythagoras đã ăn mừng bằng cách mổ 1 con bò.

2. Lord Byron, Nhà thơ (1788-1824)

img

Lord Byron xuất bản tác phẩm thơ đầu tiên của mình vào năm 14 tuổi. Tác phẩm Don Juan của Byron vẫn là một trong số ít bài thơ được đặt tên cho một trường phái.

Tuy nhiên, ông cũng có những hành động khác người khi không những nuôi chó trong ký túc xá, nơi động vật bị cấm mà còn cố gắng một cách vô ích để đòi hỏi cho con thú cưng của mình 1 học bổng. Sau này, sự điên rồ của Byron còn khủng khiếp hơn khi ông chia sẻ, các thành viên trong gia đình mình gồm 10 con ngựa, 8 con chó to, 3 con khỉ, 5 con mèo, 1 con đại bàng, 1 con quạ và 1 con chim ưng, và tất cả những con này đều sống chung với ông. Sau đó, Byron lại chuyển sang xu hướng chơi đô đốc chiến. Ông đã xây dựng 2 pháo đài nhỏ trên bờ hồ riêng của mình và tung ra một đội tàu đồ chơi và dành cả ngày để chỉ đạo đội tàu chiến đấu với pháo đài.

3. Tycho Brahe, nhà thiên văn Đan Mạch (1546-1601)

img

Tycho Brahe nổi tiếng với các phương pháp đo lường thiên văn. Vào thời điểm kính thiên văn mới ra đời và còn chưa được hoàn hảo, Tycho đã lắp ráp một dãy dữ liệu có độ chính xác cao, tạo điều kiện cho nhiều khám phá, bao gồm các luật chuyển động hành tinh.

Bị cho là khác người khi Tycho nổi tiếng nghiện rượu nặng, và trong trạng thái say rượu, ông đã nhiều lần thuê những người lùn ăn mặc kỳ quặc, làm những hành động điên rồ để mua vui cho mình và bạn bè.

4. Michelangelo, họa sĩ người Ý (thời kỳ phục hung 1475-1564)

img

Ông được coi là thiên tài trong tất cả các môn nghệ thuật. Bức tranh ông vẽ Chúa tạo ra Adam trên nóc Nhà thờ Sistine vẫn là bức tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại. Ngoài hội họa, ông còn được coi là bậc thầy các môn nghệ thuật khác bao gồm điêu khắc (The Statue of David) và kiến ​​trúc (Nhà thờ St Peter's).

Michelangelo bị coi là khác người bởi rất... bẩn. Ông rất hiếm khi tắm, không những thế, ông thậm chí còn rất lười thay quần áo và tất. Trợ lý của ông từng phàn nàn rằng: "Đôi khi, ông ấy đi một đôi tất quá lâu, đến mức sau vài tháng lột nó ra giống như con rắn lột lớp da của mình vậy”. Nhiều người cho rằng, ông bị mắc chứng tự kỷ, bởi rất ít khi tương tác với xã hội như nói chuyện với người khác.

5. Nikola Tesla, Chuyên gia Vật lý (1856-1943)

img

Là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông sinh ra ở Smiljan, Đế quốc Áo, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2.

Tesla bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và không chịu chạm vào bất cứ vật gì có dấu vết nhỏ nhất của bụi bẩn. Tesla cũng từ chối liên lạc bất cứ kỳ ai, đây cũng là một rào cản đối với một kỹ sư. Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lúc cuối đời, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên. Một số ý tưởng phát minh vĩ đại của ông đã không thể thực hiện được vào thời điểm ông còn sống do không có công nghệ tương ứng. Ông qua đời năm 86 tuổi trong tại một khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.  

6.  Empedocles, Nhà khoa học và Triết học Hy Lạp ( 490-430 B.C)

img

Ông là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học, ngôn ngữ học, Kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học, và được mệnh danh là "Cha đẻ của Khoa học chính trị". Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là 1 trong 3 cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.

Một số quan điểm nổi tiếng của Empedocles là:

- Thầy đã quý, chân lý còn quý hơn.

- Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, càng nặng rơi càng nhanh.

- Tốc độ rơi của một vật phụ thuộc vào mật độ môi trường nơi vật rơi qua, mật độ môi trường càng nhỏ thì tốc độ rơi càng lớn.

- Nếu có lực tác dụng vào vật thì tốc độ chuyển động của vật sẽ tỉ lệ thuận với lực tác dụng.

Tuy nhiên Empedocles cũng bị coi là một người lập dị khi ông tin rằng, mình là một vị thần. Để chứng minh sự bất tử của mình cho những người bạn hoài nghi có thể hiểu được, Empedocles từng thông báo rằng, ông sẽ nhảy vào núi lửa Etna và nhảy ra mà không bị tổn thương gì.

7. Yukio Mishima, nhà văn người Nhật Bản (1925-1970)

img

Ở tuổi 12, Yukio Mishima đã có được kiến ​​thức toàn diện về Oscar Wilde. Vào năm 24 tuổi, ông xuất bản cuốn “Confessions of a Mask”, cuốn sách này đã đưa ông lên đỉnh cao văn học Nhật Bản. Trong 20 năm tiếp theo, ông xuất bản 20 tác phẩm lớn khác, được đề cử cho 3 giải Nobel, và củng cố vị thế của mình như một tiểu thuyết gia được công nhận nhiều nhất trong lịch sử Nhật Bản. Murakami đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những tiểu thuyết ăn khách như “Rừng Na Uy”, “Biên niên ký chim vặn dây cót”, “Kafka bên bờ biển”, “1Q84 và Tazaki Tsukuru không màu” và “những năm tháng hành hương”. Tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng trên thế giới.

Mishima chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa yêu nước truyền thống và tinh thần võ sĩ đạo samurai của Nhật Bản. Năm 1968, ông thành lập Hiệp hội Shield (Tate no Kai) một tổ chức bán quân sự tập hợp khoảng 100 thanh niên trai tráng với mục đích chấn hưng tinh thần võ sĩ đạo Bushido và bảo vệ Hoàng đế Nhật. Ngày 25/11/1970, ông cùng những người bạn bao vây Cục Phòng vệ Nhật Bản ở Tokyo, bắt giam Tướng Kanetoshi Mashita và xúi giục quân sĩ tiến hành đảo chính. Lời thỉnh cầu này của ông gặp sự phản ứng dữ dội của quân đội. Thất bại, tuân thủ tinh thần võ sĩ đạo, ngày 25/11/1970, ông đã tự sát. Trước khi chết, nhà văn còn hô to: "Hoàng đế muôn năm".

Số phận éo le của những thiên tài tử nạn vì chính phát minh của mình

Trong lịch sử có không ít nhà phát minh, nhà khoa học đã phải tự kết thúc cuộc đời vì chính những phát minh “con đẻ“...