Theo các nhà quan sát, sau một loạt các vụ bắn tên lửa, thử hạt nhân, Triều Tiên đã "im hơi lặng tiếng" tương đối lâu kể từ ngày 15.9 đến nay.
Nhiều người cho rằng, Bình Nhưỡng đã phải dừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi vì tai nạn sập hầm kép tại bãi thủ hạt nhân Punggye-ri hôm 10.9, 7 ngày sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên.
Vụ tai nạn được cho là đã cướp đi mạng sống của ít nhất 200 người. Hiện tại Bình Nhưỡng vẫn chưa lên tiếng xác nhận về vụ tai nạn này.
Các chuyên gia nước ngoài từng nhiều lần cảnh báo về tai nạn sạt lở đất gây rò rỉ phóng xạ tại bãi thử hạt nhân Triều Tiên nếu nước này tiếp tục thực hiện các vụ bắn tên lửa, thử hạt nhân tại đây.
Và nếu tai nạn thảm khốc thực sự đã xảy ra ở Punggye-ri thì đây có thể là sự kiện đánh dấu sự kết thúc của chương trình hạt nhân bí mật của Triều Tiên bởi địa điểm này hiện quá nguy hiểm cho một vụ thử khác.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng sẽ phải vất vả để tìm một địa điểm thử mới, bí mật và ổn định hơn bãi thử Punggye-ri.
Ngoài ra, vụ sập hầm cũng có thể làm suy giảm lực lượng lao động tại bãi thử hạt nhân Triều Tiên nếu thực sự ít nhất 200 công nhân đã thiệt mạng trong tai nạn ngày 10.9.
Sự kết thúc của chương trình hạt nhân Triều Tiên chắc chắn là điều khó cháp nhận đối với các quan chức nước này nhưng được cho là sẽ làm giảm mối lo ngại ở Tokyo, Seoul - các nước láng giềng của Bình Nhưỡng.
Punggye-ri là địa điểm thử hạt nhân lần thứ 6 của Bình Nhưỡn hôm 3.9. Triều Tiên đã thử một quả bom nhiệt hạch có sức công phá gấp 7 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima trong Thế chiến II.
Vụ thử được cho là đã làm mất ổn định địa hình trong khu vực này. Những trận động đất nhỏ xảy ra sau vụ thử đã báo hiệu rằng, khu vực ngày càng không ổn định. Triều Tiên nhiều lần tuyên bố việc phát triển vũ khí hạt nhân là vấn đề sống còn của nước này. Tuy nhiên, thảm họa sập hầm tại Punggye-ri có thể là trở ngại lớn cho tham vọng trên.