“Minh Triết còn nhỏ quá nên phải chuẩn bị đủ thứ, dù sợ bé mệt khi phải di chuyển hơn ba tiếng đồng hồ, nhưng muốn gặp lại các bạn cũ và ủng hộ tinh thần các bạn mới nên hai vợ chồng cùng nhau đi”, chị Hiện nói. Tốt nghiệp thạc sĩ ngành quản lý môi trường, đại học Nông lâm TP.HCM năm 2013, chị Hiện về quê làm việc tại trung tâm Chuyển giao công nghệ – dịch vụ và phát triển cộng đồng nông – ngư nghiệp Việt Nam, tham gia dự án Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại xã biển Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, Bến Tre) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, 1.000ha rừng ngập mặn ở xã này được Nhà nước giao cho dân bảo tồn và khai thác với chi phí 100.000 đồng/ha.
Gia đình chị Hiện, giải ba cuộc thi Dự án khởi nghiệp lần 2 năm 2016 đã liên kết được với 20 hộ cung cấp thủy sản sạch của Thanh Phong cho thị trường. Ảnh: H.L
Khoản hỗ trợ này quá nhỏ. Nguồn thu nhập chính của dân trong xã từ việc khai thác thuỷ sản tự nhiên dưới tán rừng (không sử dụng thức ăn công nghiệp, hoá chất trong quá trình sinh trưởng) các sản phẩm này bị đánh đồng với các sản phẩm nuôi công nghiệp cùng loại.
Người giữ rừng có xu hướng khai thác tận diệt và lén lút chặt phá rừng, hoặc bỏ rừng đi kiếm sống tại các thành phố lớn. Hệ luỵ là diện tích rừng sẽ bị thu hẹp, nguồn tài nguyên dưới tán rừng cạn kiệt. “Hồi còn đi học, mình thấy ở TP.HCM, người dân phải săn lùng sản phẩm sạch, sẵn sàng bỏ ra giá rất cao để mua, nhưng nguồn gốc thì cũng nhiêu khê.Trong khi ở quê mình thì lại gặp khó khăn về đầu ra. Liều mình bỏ vốn 5 triệu để đi khởi nghiệp”.
Ban đầu chỉ hai hộ dân ở rừng chịu bán thuỷ sản cho chị Hiện với giá cao hơn 15% so giá bán ngoài chợ. Đạt giải tại cuộc thi khởi nghiệp, chị Hiện vững tin hơn, bà con tin tưởng hơn. Tới nay, số người tham gia “vùng nguyên liệu” cùng vợ chồng chị Hiện gần 20 hộ. “Bây giờ, doanh số mỗi tháng hơn 200 triệu đồng. Vợ chồng chị có thời gian dành cho con cái nhiều hơn”, chị nói.
Mình liên kết với các bạn cũ như Thuỳ tinh dầu, Công Senta, Út Tiếng gạo, Đoàn mắc ca, Huyền hồng sấy gió… để tạo thành group chia sẻ kinh nghiệm. Bây giờ, chị mở điểm bán, tìm đại lý, giao hàng cho các cửa hàng sạch ở TP.HCM và các tỉnh. Sản lượng cung ứng ra thị trường từ 200 – 250kg/tuần. Lúc đầu, chỉ bán sản phẩm tươi sống như tôm, cua, cá chẻm, cá đối, cá nâu… Giờ thì có thêm cá một nắng, tôm khô… Chị Hiện nói.