Cả cuộc đời mình, nhà khoa học Charles Darwin vừa cống hiến cho nhân loại vừa chiến đấu với bệnh tật.
Ϲharles Robert Darwin (1809-1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học. Được biết đến là cha đẻ của Thuyết tiến hóa, những công trình nghiên cứu của Charles Darwin đã tạo nền tảng cho sự ra đời của nhiều học thuyết khoa học và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực sinh vật học ngày nay.
Những triệu chứng bí ẩn
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống ngành y tại nước Anh nhưng khi mới 20 tuổi, ông đã phải chịu đựng những vấn đề rắc rối về sức khỏe.
Đầu tiên là chứng nôn mửa thường xuyên, những cơn đau bụng và các triệu chứng phức tạp của bệnh đường tiêu hóa. Những năm cuối đời, Darwin còn bị mắc thêm nhiều bệnh nan y khác làm sức khỏe giảm sút, chứng hoa mắt chóng mặt, chứng co giật chân tay và viêm khớp.
Tìm hiểu về quá trình diễn biến sức khỏe và nguyên nhân dẫn tới tử vong của nhà khoa học vĩ đại, người ta còn phát hiện ra rằng, ở tuổi 73, dạ dày của ông gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, trí nhớ giảm sút. Chỉ 3 tháng sau khi bị mắc chứng suy giảm trí nhớ, Darwin bắt đầu mắc chứng suy tim và bị ngất trong một lần đi leo núi.
Cả cuộc đời mình, nhà khoa học vĩ đại vừa cống hiến cho nhân loại vừa chiến đấu với bệnh tật cho tới hơi thở cuối cùng.
Ƭheo những tài liệu trước đây, Darwin thường Ƅị đau dạ dày, đau đầu và triệu chứng Ƅệnh tim. Cho đến hết đời, ông liên tục Ƅị hành hạ bởi những cơn đau, nôn mửa, tim đậρ bất thường, run rẩy và nhiều triệu chứng khác.
Không ít giả thuyết được đưa ra về nguyên nhân dẫn tới cái chết của Darwin. Một số bác sĩ cho rằng, ông mất do bệnh gut, một số khác cho rằng Darwin mất do viêm ruột thừa và thậm chí là do bệnh viêm gan hay tâm thần phân liệt.
Tuy nhiên, tất cả những bác sĩ này đều thất bại trong việc làm rõ bệnh tình hay chứng minh nguyên nhân dẫn tới cái chết của Darwin và nguyên nhân bệnh tình của ông cứ thế rơi vào bế tắc.
3 chứng bệnh ngặt nghèo
Năm 1995, các chuyên gia khoa học thuộc nhiều quốc gia trên thế giới có một cuộc hội thảo về các phương pháp nghiên cứu nhằm làm rõ về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và nguyên nhân những cái chết của những người nổi tiếng sau hàng thế kỷ, thậm chí hàng triệu năm trước.
Trong đó, nghiên cứu về cuộc đời của Charles Darwin là đề tài của một nhóm các chuyên gia đến từ các trường đại học của Mỹ, đứng đầu là GS. Sidney Cohen - Giám đốc Trung tâm Y Dược - Trường đại học Jefferson, Philadelphia, Mỹ.
Bằng công nghệ phân tích dựa trên tác động của tia X, phân tích mẫu máu và nhiều phân tích mẫu DNA khác, GS. Cohen đã hoàn tất cuộc tìm kiếm về diễn biến sức khỏe và những căn bệnh mà Darwin từng trải qua khi còn sống.
Ông khẳng định, Darwin từng mắc một căn bệnh do ký sinh trùng gây ra có tên gọi là dịch bệnh Chagas (do các loại vật chủ trung gian hút máu người truyền vào) khi ông thực hiện các chuyến đi nghiên cứu khoa học trên khắp thế giới.
Chính dịch bệnh do ký sinh trùng gây ra này, đồng thời do lâu ngày không được chữa trị nên đã dẫn tới tổn thương hệ tim mạch cho người bệnh. Kết quả là Darwin mắc thêm chứng suy tim.
Nghiên cứu về dịch Chagas mà Darwin mắc phải, GS. Cohen cũng phát hiện ra rằng, đây có thể là kết quả từ chuyến đi nghiên cứu khoa học của Darwin tới Nam Mỹ vào năm 1835. Khi đó, ông đã bị một loài côn trùng mang ký sinh trùng Chagas cắn và truyền bệnh.
GS. Cohen cũng phát hiện thêm một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng nôn mửa và đau bụng thường xuyên của Darwin, đó là do hội chứng nôn chu kỳ gây ra. Ngoài ra, thời trẻ, Darwin còn mắc bệnh đường ruột do một loại vi khuẩn có tên gọi Helicobacter pylori sống trong đường ruột gây nên.
Và như vậy, cái chết của Darwin đến từ 3 yếu tố tác động nghiêm trọng tới sức khỏe là hội chứng nôn chu kỳ, dịch bệnh Chagas và bệnh đường ruột do vi khuẩn Helicobacter pylori chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của nhà khoa học bị suy giảm và dẫn đến tử vong vào năm 1882.