Những ngày nay, các smartphone hàng đầu đã được trang bị chế độ chụp ảnh chân dung, nơi đối tượng chụp được lấy nét còn nền được làm mờ (hay bokeh) giống như các máy ảnh DSLR có thể làm. Nhưng làm thế nào để ảnh chụp chân dung đẹp nhất bằng smartphone là dấu hỏi được nhiều người đặt ra.
Chế độ chân dung bắt đầu nổi lên khi Apple đưa camera kép vào iPhone 7 Plus, sau đó tối ưu hóa trên iPhone 8 Plus và X. Hai phiên bản Google Pixel 2 cũng có chế độ chụp chân dung, trong khi Galaxy Note 8, OnePlus 5 hay Essential Phone cũng làm điều tương tự.
Để giúp mọi người có những bức ảnh chụp chân dung tốt nhất, Googel đã có một số hướng dẫn hữu ích. Mặc dù thủ thuật hướng đến người dùng Pixel 2 nhưng nó cũng có thể áp dụng cho các smartphone có chế độ chụp này.
Đảm bảo ánh sáng tuyệt vời
Trong hầu hết trường hợp, chế độ chân dung không thể làm việc trong điều kiện ánh sáng yếu, do đó bạn nên thực hiện chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tốt. Nguyên nhân vì, nếu có nhiều ánh sáng thì camera sẽ dễ làm mờ nền hơn, giúp đối tượng sắc nét và sáng hơn.
Thực sự tập trung chủ thể
Để chắc chắn chủ thể nổi bật trên nền, bạn hãy đặt nó trong tiêu điểm, chạm vào màn hình nơi bạn muốn chủ thể sắc nét nhất. Với điện thoại có camera chuyên hỗ trợ chụp chân dung như iPhone 8 Plus hay X (thay vì tạo ra bởi phần mềm như Pixel 2), bạn sẽ thấy camera chính tập trung vào đối tượng muốn lấy nét.
Chủ thể không đứng quá gần nền
Tạo một khoảng cách với nền sẽ giúp camera và phần mềm điện thoại dễ dàng phân biệt giữa tiền cảnh và nền. Khi hai điều đó quá gần nhau, hoặc quá giống nhau thì chế độ chân dung sẽ không hoạt động tốt.
Dựa vào kinh nghiệm, bạn nên giữ khoảng cách giữa chúng khoảng 1-2 bước chân. Mẹo này áp dụng cho việc chụp selfie lẫn ảnh chụp bằng camera phía sau.
Bước gần đến chủ đề, nhưng không quá gần
Chế độ chân dung hoạt động tốt nhất khi bạn giữ khoảng cách giữa chính mình và đối tượng, nhưng tránh đứng quá gần (xa hơn 0,5 m) nhưng cũng không nên quá xa. Nếu quá xa đối tượng, có thể hình ảnh sẽ không còn hiệu ứng nền mờ. Và vì chế độ chân dung không cho phép zoom nên bạn cần phải tiến gần đến chủ thể của mình hơn.
Một vài quy tắc cần nhớ
Tuy đây không phải là các quy tắc khó nhưng Google khuyên bạn nên cố gắng làm những điều sau để ảnh của mình trở nên tốt hơn.
- Đảm bảo đối tượng ở phía trước: Chế độ chân dung hoạt động tốt hơn khi không có gì cản trở đối tượng trong ảnh. Nếu có những thứ khác cản trở, máy ảnh sẽ giữ mọi thứ phía trước điểm lấy nét và khiến phần nền mờ ít hơn.
- Sử dụng quy tắc chia ba: Đây là bí quyết nhiếp ảnh cổ điển, và nó cũng đúng với nhiếp ảnh smartphone. Thay vì đặt chủ đề của bạn thẳng vào giữa khung, hãy thêm lớp phủ lưới 3x3 vào camera và đặt đối tượng vào noi có hai đường cắt nhau.
Đã từ lâu các bức tượng nơi công cộng trở thành “công cụ“ để cho khách du lịch chụp ảnh “tự sướng“.