Dân Việt

Infographic: Quốc hội sôi động với những phát ngôn mạnh mẽ

Việt Anh - Lương Kết 15/11/2017 13:00 GMT+7
Sau hơn nửa tháng làm việc, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV đã ghi nhận khá nhiều phát ngôn thẳng thắn, mạnh mẽ của các vị đại biểu ngay trên nghị trường khiến dư luận quan tâm và làm cho các phiên thảo luận của Quốc hội dường như nóng hơn, sôi động hơn.

Trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội bắt đầu từ ngày mai (16.11), hãy cùng nhìn lại những phát ngôn ấn tượng nhất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) từ đầu Kỳ họp thứ 4 tới giờ qua Infographic dưới đây:

img

Đại biểu Quốc đã nói như vậy khi nhắc tới việc giải quyết vụ việc nóng từng xảy ra ở xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) trong phiên thảo luận về kinh tế-xã hội của Quốc hội ngày 2.11.

img

Thông tin về vụ việc Đồng Tâm tại phiên thảo luận ngày 7.11, đại biểu Đào Thanh Hải nói: Khi cơ quan điều tra tiến hành bắt ông Lê Đình Kình, gia đình ông đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Kình bị gãy chân.

img

Đại biểu Sùng Thìn Cò nói như trên khi phát biểu tại tổ góp ý vào dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) ngày 9.11.

img

Đại biểu Hiền nói khi góp ý về Báo cáo phòng, chống tham nhũng năm 2017 tại phiên thảo luận ngày 6.11. Bà cũng cho biết đã có cử tri đề nghị Quốc hội đổi tên Luật Phòng, chống tham nhũng thành Luật Diệt tham nhũng, bởi sự lan nhanh, lan rộng như virus và nguy hiểm như dịch bệnh của nó.

img

Tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 9.11, đại biểu Ngân cho biết: Tới đây, ở Học viện Cán bộ TP.HCM, trong chương trình đi tham quan sẽ bổ sung điểm đến là nhà tù, nơi cán bộ tham nhũng bị xử lý để học viên thấy được hậu quả của việc này.

img

Đại biểu Khánh đã nói khi góp ý vào báo cáo công tác bình đẳng giới tại phiên thảo luận ngày 9.11 của Quốc hội. Nhân chuyện này, bà cũng nhắc đến vụ “hotgirl” Thanh Hóa Trần Quỳnh Anh được bổ nhiệm thần tốc và đến nay không ai biết cô này đi đâu, về đâu?

img

Phát biểu tại phiên thảo luận về Báo cáo giám sát Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016, đại biểu Nhân nói: “Nếu lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm vẫn còn quá lớn thì cần thiết phải có một bàn tay sắt như Đảng đã và đang làm quyết liệt với phòng, chống tham nhũng hiện nay”.

img

Vị đại biểu này đã phát biểu như vậy tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội ngày 31.10. Để minh chứng, đại biểu Cương còn cầm túi nylon đựng những tút thuốc lá ngoại nhập lậu mà ông mua được giơ cao ngay trên nghị trường.

img

Ông Lê Minh Khái - tân Tổng Thanh tra Chính phủ - đã chia sẻ như trên tại phiên họp tổ bàn về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi). Ông Khái bày tỏ quan điểm khuyến khích mở rộng hình thức tố cáo như điện thoại, tin nhắn, thư điện tử, nhưng với tình trạng hiện nay và nguồn nhân lực hiện nay, nếu quy định tiếp nhận, xử lý các hình thức tố cáo này thì không đáp ứng được.

img

Thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước chiều 13.11, ông Bùi Đặng Dũng - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách - chia sẻ: Mỗi một kỳ đại hội (Đại hội Đảng), muốn nắm thông tin, ra quán trà vỉa hè ngồi hỏi một lúc là người ta nói. Có nhiều ông phán kinh lắm, người này làm vị trí này, người kia làm vị trí kia. Khổ là nói lại toàn trúng.

img

Ngày 14.11, thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) đề xuất giải pháp thí điểm cho cán bộ, công chức, viên chức ở một số lĩnh vực có thể làm việc tại nhà mà không phải đến cơ quan. Ông Hiểu cho rằng, nhiều lĩnh vực cán bộ, công, viên chức Nhà nước có thể chỉ đến cơ quan 1-2 ngày mỗi tuần. Khi đến cơ quan, chưa chắc hiệu quả làm việc đã cao hơn ở nhà.

img