Với các dự án phát triển đầy tham vọng, Moscow muốn đưa các khí tài được hỗ trợ bởi công nghệ trí thông minh nhân tạo vào quân đội, song hành cùng với các binh sĩ, xe tăng, máy bay chiến đấu và các khí tài khác.
Phương tiện mặt đất không người lái (UGVs)
Trong gần 2 thập kỷ trở lại, máy bay không người lái là hình mẫu chính khi nhắc tới phương thức vũ trang không con người. Những mẫu máy bay không người lái như MQ-1, , RQ-4 Global Hawk,…đã được sử dụng để giám sát trên không, thậm chí là tham gia tấn công các mục tiêu chiến dịch.
Việc đưa lợi thế máy móc như vậy từ trên không xuống mặt đất đối mặt với nhiều thử thách, đặc biệt là về tính ứng dụng thực tế trên chiến trường. Khác với nhiều quốc gia khác đã phải lắc đầu trước những khó khăn ấy, quân đội Nga lại tỏ rõ quyết tâm đưa UGVs vào lực lượng của mình.
Trong vài năm qua, quân đội Nga đã thử nghiệm nhiều loại UGVs khác nhau mà nổi bật nhất là Nerekhta, Uran-9 và Vikhr.
Nerekhata là UGV có thể được vũ trang với nhiều súng máy hạng nặng cũng như súng phóng lựu AG-30M và tên lửa dẫn đường chống tăng (ATGMs).
1 chiếc UGV Nerekhta
Loại xe này có thể được dùng để chở quân, tham gia chiến đấu cũng như trinh sát cho các hệ thống pháo binh.
Vào tháng 10, Bộ Quốc phòng Nga thông báo sẽ nghiên cứu ứng dụng thực Nerekhta sau khi mẫu UGV này chứng minh được tính vượt trội trên nhiều phương diện của mình trước các phương tiện chiến đấu có người lái khác trong các buổi luyện tập.
Khác với Nerekhta, Uran-9 và Vikhr là 2 mẫu UGV hạng nặng và sẽ đóng vai trò như các mẫu xe chiến đấu bộ binh.
Uran-9 và Vikhr là mẫu xe hạng nặng hơn so với Nerekhta và sẽ đóng vai trò nhiều hơn như các mẫu xe chiến đấu bộ binh
Xe chiến đấu không người lái Vikhr tại Triển lãm quân đội Nga 2016
Vũ khí của Uran-9 bao gồm 1 pháo tự động 30mm 2A72, 1 súng máy đồng trục 7,62mm và tên lửa dẫn đường chống tăng Ataka. Xe Vikhr cũng được vũ trang tương tự, chỉ khác là thay tên lửa chống tăng bằng 1 súng phóng lựu.
Xe chiến đấu không người lái Uran-9
Phương tiện máy bay không người lái (UAVs)
Trong việc phát triển và sử dụng máy bay không người lái, nền quốc phòng Nga hiện đang bị tụt hậu so với các quốc gia phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước khác. Thế nhưng trong 10 năm qua, UAV đã và đang trở thành 1 phần quan trọng, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong quá trình phục vụ quân đội xứ sở bạch dương.
Binh sĩ Nga với máy bay không người lái trong cuộc tập trận chung giữa quân đội Nga, Belarus và Serbia
Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ UAVs của nước này đã bay tổng cộng 96,000 giờ cho 16,000 nhiệm vụ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
Gần đây nhất, Chủ tịch Ủy ban An ninh và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Nga Viktor Bondarev tuyên bố nước này đang theo đuổi tham vọng về 1 đội quân máy bay không người lái. Đội quân UAV này sẽ có hàng trăm máy bay được kết nối bằng 1 mạng lưới duy nhất, cho phép hoạt động như 1 đơn vị chiến đấu có thể đe dọa mọi kẻ thù.
Chứng kiến khả năng chiến tranh điện tử của đối thủ, quân đội Mỹ đã không thể khoanh tay đứng nhìn mà buộc phải đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển đội quân UAVs của riêng mình.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Tỷ phú công nghệ Elon Musk và nhà vật lý Stephen Hawking
Nhà vật lý Stephen Hawking và “gã điên” công nghệ Elon Musk đã từng lên tiếng cảnh báo sự nguy hiểm của việc áp dụng công nghệ trí thông minh nhân tao vào quân sự mà cụ thể là vũ trang cho các người máy. Thế nhưng, lời cảnh báo này dường như không có ảnh hưởng mấy tới người Nga.
Vào hồi đầu tháng 11, ông Bondarev cho rằng công nghệ AI sẽ sớm được đưa vào ứng dụng với các khí tài quân sự. Thậm chí trong tương lai, khí tài quân sự được trang bị AI có thể tự động thực hiện các nhiệm vụ song song với các binh sĩ trong các chiến dịch.
“Ngày mà các khí tài được trang bị trí tuệ nhân tạo không còn xa nữa. Tại sao lại không tin tưởng giao phó các hệ thống phòng thủ, phòng không cho các trí tuệ nhân tạo?”, ông Bondarev nói với các phóng viên như vậy vào 1/11.
Tuy nhiên, việc xúc tiến AI cho các UGVs, UAVs, và robot của Nga đang khiến nhiều quốc gia lo lắng với lí do có thể làm nổ ra 1 cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và nhiều cường quốc khác.