Ông Tống Đào- Đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình- người được cho là có thể cứu ông Kim Jong Un khỏi chiến tranh hạt nhân.
Hiện không rõ liệu ông Tống Đào, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung ương, và ông Ri So Yong, Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên và từng là Ngoại trưởng Triều Tiên, thảo luận vấn đề gì trong cuộc gặp, song nhiều khả năng phía Bắc Kinh đã nêu lên vấn đề chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo giới truyền thông, Trung Quốc đã cử đặc phái viên sang Triều Tiên lần đầu tiên trong nhiều năm nhằm mục đích ngăn chặn tham vọng ngày càng tăng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về việc trở thành một cường quốc hạt nhân.
Nhà ngoại giao Tống Đào bây giờ có thể nắm giữ chìa khóa để ngăn ngừa chiến tranh vì căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên tiếp tục xấu đi. Trong trường hợp xấu căng thẳng Triều Tiên dẫn đến chiến tranh hạt nhân, thảm hoạ đối với các bên liên quan, đực biệt Triều Tiên sẽ vô cùng thảm khốc, theo như dự báo.
Ông Tống Đào (phải), bắt tay ông Choe Ryong Hae, Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên.
Các nhà phân tích hy vọng ông Tống Đào sẽ giải quyết xung đột hạt nhân, và làm giảm sự căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh sau khi Trung Quốc ủng hộ các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên trong các vụ thử tên lửa và vụ nổ hạt nhân thứ sáu.
Tuy nhiên, trong giới chuyên gia, cũng có một số ý kiến không nên quá kỳ vọng vào chuyến thăm này của đặc phái viên Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bonnie Glaser, chuyên gia Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói: "Trung Quốc hầu như không có ảnh hưởng chính trị đối với Triều Tiên, ảnh hưởng của nó bắt nguồn từ đòn bẩy kinh tế. Quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên rất quan trọng, có lẽ là điểm thấp nhất kể từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên.
Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp hạn chế ngân hàng của mình đối với người Triều Tiên ngoài việc ban hành một loạt các biện pháp của LHQ bao gồm các lệnh cấm nhập khẩu than đá, quặng sắt và hải sản từ Triều Tiên.
Nhưng Bắc Kinh lo sợ rằng việc ép Bình Nhưỡng đến chân tường sẽ gây ra những hệ luỵ cho chính quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Trung Quốc hi vọng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ không sa vào cuộc chiến tranh hạt nhân.
Cuộc gặp này diễn ra một ngày sau khi ông Tống Đào nhất trí với ông Choe Ryong Hae, phụ tá thân cận nhất của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, về việc thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ “hữu nghị truyền thống” giữa hai nước.
Dự kiến, ông Tống Đào sẽ ở Bình Nhưỡng cho tới ngày 20.11, và có thể ông sẽ có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trước khi về Bắc Kinh.
Trung Quốc từng nhấn mạnh vấn đề hạt nhân của Triều Tiên phải được giải quyết thông qua “đối thoại và tham vấn”, không phải chỉ thông qua việc gây sức ép đối với Bình Nhưỡng. Bắc Kinh cũng đề xuất một cách tiếp cận gọi là “cùng ngừng” để phá vỡ thế bế tắc hiện nay, theo đó Hàn Quốc và Mỹ phải ngừng các cuộc tập trận để đổi lấy việc Triều Tiên đóng băng các hoạt động hạt nhân và tên lửa.
Trong thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ kỳ vọng việc Trung Quốc cử đặc phái viên tới Triều Tiên sẽ góp phần giải quyết tình trạng căng thẳng trong khu vực. Tổng thống Trump gọi đây là “một bước đi lớn” và tuyên bố: “Chúng ta sẽ chờ xem điều gì sẽ xảy ra”.
Tuy nhiên, trong diễn biến khác, ngày 17.11 đặc sứ Mỹ về vấn đề Triều Tiên Joseph Yun cũng đã có cuộc gặp thảo luận với ông Lee Do-hoon, đặc sứ của Hàn Quốc về những vấn đề hòa bình và an ninh Triều Tiên. Ông Yun nói:
“Tôi hy vọng Triều Tiên sẽ chấm dứt vĩnh viễn. Tuy nhiên, chúng tôi không giao tiếp với họ nên không biết có nên diễn giải [thời kỳ tạm lắng hiện nay] theo hướng tích cực hay không. Chúng tôi không có một tín hiệu nào từ họ cả".
Trong khi đó, ông Lee xem việc Trung Quốc đã phái một đặc sứ đến Bình Nhưỡng là diễn tiến quan trọng và cho biết Hàn Quốc theo dõi chặt chẽ kết quả của chuyến đi này.