Giếng phóng tên lửa hạt nhân bí mật của Mỹ được đặt tại một vị trí tối mật, cách xa khu dân cư và thậm chí không có con đường nào chạy ngang qua khu vực này. Nguồn ảnh: Sina.
Khu vực này được canh gác cẩn mật bằng lực lượng quân đội cũng như lực lượng tình báo, biệt kích chống biệt kích xung quanh bán kính vài kilomets trên mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.
Để xuống được hầm, cần chui qua một đường ống rất nhỏ, có kích thước chỉ vừa với một người trưởng thành. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với mọi giếng phóng tên lửa khác, kết cấu của giếng phóng này là rất chắc chắn với nhiều lớp cửa sắt nặng hàng chục tấn. Nguồn ảnh: Sina.
Các sĩ quan điều khiển bên trong giếng phóng tên lửa. Nguồn ảnh: Sina.
Dù bây giờ là thế kỷ 21 với hệ thống máy tính cực kỳ hiện đại nhưng hệ thống điều khiển bên trong giếng phóng tên lửa hạt nhân này lại mang hơi hướng cổ điển, sử dụng những công nghệ khác hẳn hệ thống máy tính điều khiển phổ biến hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.
Rất nhiều nút bấm và công tắc giống như công nghệ được áp dụng trên các hệ thống phóng tên lửa từ thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Sina.
Vẫn sử dụng chìa khóa để kích hoạt tên lửa. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống báo lỗi bằng đèn với mỗi đèn tương ứng với một lỗi khác nhau, các đèn đều tắt nghĩa là không có lỗi. Có thể nói hệ thống này là cực kỳ lỗi thời nhưng vẫn hữu dụng và đang được quân đội Mỹ sử dụng tốt tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.
Liên lạc trong căn cứ sử dụng hệ thống hữu tuyến, toàn bộ mọi phương thức liên lạc bằng vô tuyến điện đều bị cấm trừ khi được mã hóa nhiều lớp để bảo đảm bí mật. Nguồn ảnh: Sina.
Nạp đầu đạn hạt nhân cho tên lửa. Nguồn ảnh: Sina.
Một đầu đạn hạt nhân có trọng lượng tối thiểu từ 500 kg cho tới vài tấn nên công việc này đòi hỏi sự hỗ trợ của máy móc. Nguồn ảnh: Sina.
Công tắc phóng, xoay sang chữ "Launch" là tên lửa sẽ bắt đầu kích hoạt quy trình phóng. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống điều khiển trung tâm với một vài lệnh được lập trình sẵn và hệ thống điện thoại hữu tuyến. Nguồn ảnh: Sina.