Do vậy, mặc dù 3 tuần qua, cả nước không phát sinh thêm ổ dịch cúm gia cầm nào nhưng các địa phương phải tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, nhất là với cúm A/H7N9.
Bộ NNPTNT giao cho Cục Thú y phối hợp với Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp phòng chống dịch cúm A/H7N9. Trong đó tăng cường giám sát, lấy mẫu gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các chợ để kiểm tra, phát hiện sự lưu hành của virus cúm H5N1 và H7N9.
Đồng thời, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống dịch bệnh. Dự kiến, trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm gia cầm và lở mồm long móng cũng sẽ thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống cúm gia cầm tại các tỉnh biên giới.
Về tình hình dịch cúm gia cầm trên đàn chim yến, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống cúm gia cầm và lở mồm long móng yêu cầu Cục Thú y phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận theo dõi, giám sát các ổ dịch. Sau 21 ngày phải tổ chức họp rút kinh nghiệm để đánh giá tác nhân lây nhiễm dịch bệnh, biện pháp phòng chống và cơ chế chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi.
Thanh Xuân