Dân Việt

Ghê tởm "căn phòng sung sướng" của hoàng đế bạo dâm, thác loạn nhất lịch sử

Thanh Vân 21/11/2017 18:30 GMT+7
Dù có tên là Báo Phòng nhưng bên trong nơi này chỉ có tổng cộng... 4 con báo, nhưng lại có vô số... mỹ nữ từ các tộc người khác nhau. Bọn họ được huấn luyện ca múa toàn những khúc nhạc "tà đạo và dâm dục" để phục vụ Chính Đức "thác loạn".

Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu - tức Chính Đức Đế - là một trong những ông vua gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Chính Đức được mô tả là "có thiên tư thông tuệ", phàm là những việc... không liên quan tới "nghĩa vụ làm vua" như chọi gà đấu chó, cưỡi ngựa đi săn, cầm kỳ thi họa, thậm chí là ngoại ngữ như tiếng Phạn, Ả Rập... ông đều học hỏi cực nhanh.

img

Ảnh minh họa.  

Trong con mắt của dư luận, Chính Đức là ông vua hoang dâm bạo ngược, tính tình quái đản, vô liêm sỉ. Đa số quan điểm trong lịch sử đều nói rằng Chu Hậu Chiếu "là hôn quân hiếm thấy".

Tuy vậy, trong vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc bắt đầu hoài nghi quan điểm này.

"Căn phòng sung sướng" của ông vua hoang đường nhất lịch sử Trung Quốc

Chu Hậu Chiếu lên ngôi năm 1505, khi ông mới 15 tuổi, và đổi niên hiệu Hoằng Trị thành Chính Đức vào năm 1506.

Khi mới kế vị, Chính Đức đã tỏ ra là một ông vua ngang ngược. Ông đem cả chó khỉ lên điện Phụng Thiên, khiến triều đình náo loạn, mất hết không khí trang nghiêm.

Đám 8 tên hoạn quan hầu hạ Chính Đức gồm Lưu Cẩn, Cốc Đại Dụng, Trương Vĩnh... được vua vô cùng trọng dụng. Đám này hoành hành ngang ngược, bị người đời gọi là "bát hổ". Mấy tên hoạn quan cả ngày chỉ phục vụ Chính Đức ăn uống vui chơi, đánh cầu đua ngựa...

Khi chán những trò chơi này, Chu Hậu Chiếu bất ngờ muốn trải nghiệm... kinh doanh. "Bát hổ" bèn đề xuất mở khách sạn, nhà hàng, kỹ viện... ngay trong hoàng cung. Các thái giám đóng vai ông chủ, người dân, còn Chính Đức giả làm thương nhân.

Chính Đức "mua đồ xong thì đi nhà hàng, sau đó vào kỹ viện say sưa, bạ đâu ngủ đó". Hoàng cung của ông như biến thành một cái chợ nhỏ, mỗi lần vua "xuống phố vi hành" là mất mấy ngày trời.

Về sau, Chính Đức lại cảm thấy hoàng cung quá bí bách, ông bèn xây dựng Báo Phòng ở ngay bên cạnh cung cấm.

Báo Phòng nằm bên ngoài Tây Hoa Môn. Gọi là "phòng" nhưng thực chất Báo Phòng có tới hơn 200 gian nhỏ, xây dựng mất hơn 5 năm mới hoàn thành, hao phí ngân khố quốc gia 240.000 lượng.

Xây xong Báo Phòng, Chính Đức chuyển hẳn vào đây ở để "không phải chịu quy tắc ràng buộc trong cung cấm".

Có Báo Phòng rồi, cuộc sống của Chính Đức càng trở nên sa đọa. Ông ngày đêm vui chơi cùng đám hoạn quan, phiên tăng. Dưới thời Chính Đức, giờ thiết triều của ông thường là vào... hoàng hôn.

Đại thần trong triều nhiều lần khuyên can nhưng vua chỉ "nghe tai nọ lọt tai kia". Nhiều lão thần chán nản mà từ chức về quê, có người vì can gián quá nhiều mà bị giáng chức chuyển đi nơi khác, chỉ còn lại đại thần Lý Đông Dương đối đầu cùng đám Lưu Cẩn.

Theo sử liệu Trung Quốc để lại, dù có tên là Báo Phòng nhưng bên trong nơi này chỉ có tổng cộng... 4 con báo, nhưng lại có vô số... mỹ nữ từ các tộc người khác nhau. Bọn họ được huấn luyện ca múa toàn những khúc nhạc "tà đạo và dâm dục" để phục vụ Chính Đức "thác loạn".

Năm Chính Đức thứ 4 (1509), Chu Hậu Chiếu bắt đầu thích ra ngoài làm càn. Ông cùng đám hoạn quan thường đánh ngựa đi chơi suốt đêm không về, dọc đường ở nhờ nhà dân.

Sử Trung Quốc chép - "Vũ Tông mỗi đêm ra ngoài cứ thấy nhà cao cửa rộng thì vào, không đòi uống rượu mua vui thì lùng sục tìm mỹ nhân, khiến dân lầm than."

Có tài liệu khác viết "Chính Đức mỗi ngày cưỡng hiếp một dân nữ, ngay cả quả phụ cũng không tha", hành vi bạo ngược chẳng khác thổ phỉ. Sứ thần Triều Tiên khi đó về nước đã nói rằng - "Hành vi của Hoàng đế Đại Minh chẳng giống Tùy Dương Đế năm xưa, mà giống trò hề trẻ con".

Đám hoạn quan hầu hạ biết được sở thích biến thái của vua thì càng... ra sức phục vụ. Bọn chúng cho người đi khắp nơi lùng bắt phụ nữ về cho vua "ân sủng", có khi nhiều tới... 10 xe chở người.

Cái chết của Chính Đức

Năm Chính Đức thứ 16 (1521), Chu Hậu Chiếu chủ trì lễ tế rằm tháng Giêng. Trong khi hành lễ bái thiên địa, ông bất ngờ thổ huyết và đột quỵ, khiến đại lễ phải dừng lại.

Chỉ 2 tháng sau, Chính Đức rơi vào trạng thái mê man. Trước khi qua đời, ông nói với thái giám của Tư lễ giám - "Bệnh của trẫm không thể cứu chữa được nữa.

Hãy truyền ý của trẫm tới Hoàng thái hậu, việc thiên hạ quan trọng, phải cùng các đại thần xử lý. Những việc trước đây đều là sai lầm của trẫm."

Lời nói được cho là tốt đẹp nhất trong cuộc đời ông vua này thốt ra cũng là lúc ông chết trong Báo Phòng, thọ 31 tuổi.