Chiến dịch Ranch Hand là một chiến dịch quân sự cấp chiến lược được Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam với mục đích rải chất độc hóa học xuống các khu vực rừng rậm nhằm giết chết cây cối, triệt hạ các căn cứ và cơ sở cách mạng của quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiến dịch này được Mỹ thực hiện gần như trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam diễn ra, kéo dài từ năm 1962 tới năm 1971 với hàng triệu tấn chất độc hóa học được rải xuống rải rác khắp miền Nam Việt Nam và khu vực biên giới tiếp giáp Lào, Campuchia. Loại chất độc này được gọi nôm na là "Chất độc Da cam" vì chúng có màu da cam. Nguồn ảnh: TTVH.
Chất độc Da cam có tác dụng hủy hoại lâu dài sự sống trên mặt đất, trong lòng đất, làm ô nhiễm nước suối, ao hồ và có tác dụng trong thời gian dài. Do biết đây là một kế hoạch vi phạm nhân quyền và không một quốc gia đồng minh nào của mình đồng ý thực hiện nhiệm vụ này và để qua mắt các cơ quan giám sát quốc tế, Mỹ đã dựng lên một kịch bản trá hình để thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Collect.
Cụ thể, Mỹ xây dựng một căn cứ bí mật tại đơn vị không quân 62 của quân đội ngụy Sài Gòn, tập kết chất độc hóa học tại đây và đặt tên cho căn cứ này là không đoàn 14. Khi kế hoạch được thực hiện, người dân sinh sống trong các khu vực lân cận khu vực bị rải chất độc hóa học đã kêu ca về việc bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi hít phải chất độc da cam. Nguồn ảnh: Tail.
gay lập tức, chính quyền ngụy Sài Gòn tay sai cho Mỹ đã cho in những truyền đơn khẳng định rằng, chất độc da cam chỉ ảnh hưởng tới cây cối, gia súc và con người hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì dù có hít phải hay thậm chí là uống phải nước đã nhiễm chất độc da cam. Nguồn ảnh: Zmes.
Tổng cộng trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch, Mỹ đã rải xuống toàn miền Nam Việt Nam 20 triệu gallons chất độc da cam, tương ứng với khoảng 76.000 mét khối chất độc hóa học. Nguồn ảnh: Study.
Không những vậy, một phần lãnh thổ của Lào và Campuchia cũng phải hứng chịu thứ chất độc hóa học này. Trong giai đoạn từ năm 1961 tới 1971, Mỹ đã thực hiện 20.000 phi vụ rải chất độc hóa học trên lãnh thổ Việt Nam và các quốc gia lân cận. Nguồn ảnh: Times.
Theo thống kê của Mỹ, tổng cộng đã có 20.000 km vuông rừng ở miền Nam Việt Nam đã bị "ảnh hưởng nghiêm trọng" bởi thứ chất độc hóa học này và khoảng 2000 mét vuông rừng bị "triệt hạ hoàn toàn". Nguồn ảnh: Repub.
Cũng theo tính toán này, có khoảng 20% diện tích rừng của miền Nam Việt Nam đã từng bị rải chất độc hóa học "ít nhất một lần". Tài liệu này cũng đề cập tới việc nhiều phần trăm rừng ở miền Nam Việt Nam bị rải chất độc hóa học "nhiều lần trong nhiều năm" nhưng không nhắc tới số liệu chính xác. Nguồn ảnh: Associa.
Những khoảng đồi trọc được tạo ra sau khi chất diệt cỏ thấm vào cây cối và đất đai, những khoảng đồi trọc như thế này có thể tồn tại đến hết mùa khô cho tới tận mùa mưa, khi nước mưa rửa trôi được một phần chất độc hóa học ngấm trong lòng đất. Nguồn ảnh: SQS.
Tới tận ngày nay, chất độc hóa học vẫn để lại hậu quả và di chứng nặng nề cho các thế hệ sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam vì nó có tác động trực tiếp vào GEN con người, khiến con cái của những người phơi nhiễm chất độc da cam sẽ bị dị tật bẩm sinh từ khi chưa sinh ra. Nguồn ảnh: Health.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ vẫn chưa chịu bồi thường cho Việt Nam về việc sử dụng chất độc màu da cam trong suốt thời gian họ tham chiến dù chiến tranh đã qua đi hơn 40 năm. Ảnh: Bản đồ những khu vực bị Mỹ rải chất độc da cam trong chiến dịch quân sự trá hình dài tới hàng chục năm. Nguồn ảnh: Datao.