Hãng Sputnik đã đăng tải những bức ảnh độc nhất vô nhị - đáng ra không được chụp, về ngôi trường này. Đại học MEPhI ban đầu được thành lập với tư cách là Viện Kỹ thuật đạn dược Moscow và nhiều người làm việc tại đây được liệt vào danh sách những người tham gia chương trình hạt nhân của Liên Xô.
Đây là truyền thống của MEPhI. Sinh viên năm thứ nhất thường phải thực hiện một chuyến đi tuyên thệ, đi qua "ngưỡng kiến thức" và chạm vào một vật thể tượng trưng cho lĩnh vực chuyên môn của họ (một cái ống electron, một con chip...).
Nhà khoa học giành giải Nobel Vật lý Nikolai Basov, cũng là một sinh viên của MEPhI, bên cạnh các sinh viên của trường hồi những năm 1960.
Máy điện toán kỹ thuật số dùng để quyết định thời điểm chính xác phóng một quả bom từ độ cao ít nhất là 20km, do một đội thuộc phòng thí nghiệm NIS-1 của trường MEPhI chế tạo.
Máy điện toán cá nhân AVK-6.
Một nhà nghiên cứu của MEPhI là Gabriel Aleksakov cầm trên tay bộ đài truyền hình bán dẫn thu gọn Malakhit mà ông phát triển, giới thiệu với nhà thám hiểm Ernst Krenkel vào năm 1964. Dù Malakhit không mở ra một kỷ nguyên mới trên thị trường tiêu dùng nhưng nó giúp thay đổi nhận thức về những gì có khả năng xảy ra.
Phó giáo sư khoa vật lý học hạt nhân A. Polyakov (phía ngoài trái), kích hoạt một thiết bị thiết kế cho Cuba với sự hiện diện của lãnh đạo nước này năm 1968.
Năm 1977, các nhà nghiên cứu ở MEPhI đã phát triển được Yelena-F, kính thiên văn tia gamma cỡ nhỏ, dùng để ghi dòng chảy electron năng lượng cao và tia gamma ở khoảng không gần trái đất và ở tầng trên của khí quyển. Kính thiên văn này được đưa vào hoạt động năm 1979.
Dụng cụ đo nhiệt lượng ion hóa nặng 40 tấn.
Mô hình lò phản ứng nghiên cứu, có công suất nhiệt dung thiết kế là 2000kW, đã được sử dụng suốt 50 năm ở trường để nghiên cứu về vật lý học lò phản ứng, vật lý học nơ-tron, vật lý học bức xạ về chất bán dẫn và điện môi, vật lý học hạt nhân và vật lý học y học, khoa học vật liệu phóng xạ.