Dân Việt

Đừng đùa với kho vũ khí hạt nhân khủng khiếp của Putin

Duy Anh (tổng hợp) 27/11/2017 20:07 GMT+7
Trong các trò chơi quân sự của mình, Mỹ đã vạch ra chiến thuật mới về tiến hành chiến tranh hạt nhân, trong đó Nga dường như sẽ là bên đầu tiên giáng đòn tấn công.

img

Tổng thống Nga Putin cho biết Nga là cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới.

Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh: "Không ai đang nghĩ tới một cuộc xung đột toàn diện với Nga. Tôi muốn nhắc nhở bạn rằng, Nga là một trong những cường quốc hạt nhân dẫn đầu thế giới.”Nga là một trong 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nga hiện sở hữu kho đầu đạn hạt nhân lớn thứ hai trên thế giới với khoảng 4.300 đầu đạn.

Nhà khoa học chính trị Bogdan Bezpalko mới đây có cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Sputnik nhấn mạnh rằng, Nga chưa bao giờ có ý định giáng đòn phủ đầu bằng cuộc tấn công hạt nhân.

Lầu Năm Góc soạn thảo kịch bản chiến tranh ước lệ giữa hai cường quốc hạt nhân với các cuộc thao diễn trong khuôn khổ cuộc tập trận Global Thunder của lực lượng hạt nhân chiến lược, cổng thông tin Defense One thông báo.

"Phải tính đến tình hình như vậy là rất phức tạp, nhưng đó hoàn toàn không phải là tình huống mà chúng tôi muốn sa vào",  Phó chỉ huy về hoạt động chiến lược toàn cầu của Mỹ, tướng Greg Bowen tuyên bố.

Theo lời ông Joseph Cirincione Giám đốc Quỹ Ploughshares, dù trong các cuộc xung đột thông thường thì vẫn có thể dùng vũ khí hạt nhân cho mục đích giảm leo thang.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia phân tích chính trị Bogdan Bezpalko, ủy viên Hội đồng quan hệ quốc tế trực thuộc Tổng thống Nga, nói rằng Nga chưa bao giờ sử dụng hay dự định sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên.

"Nga thậm chí chưa bao giờ tuyên bố có thể giáng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu. Mà về điều này thì các đại diện Mỹ đã lớn tiếng công bố. Hơn thế nữa, mới đây từ Mỹ còn đưa ra đề xuất củng cố ý tưởng đó bằng cách luật hóa. Đối với Nga, vũ khí hạt nhân là thứ  vũ khí răn đe. Nga không dự trù sẽ là nước sử dụng thứ vũ khí này đầu tiên, mà chỉ giả định thuần túy là phương thức trừng phạt những đối tượng dám tấn công vào đất nước",  chuyên gia khoa học chính trị nhận xét.

img

Nga hiện sở hữu kho đầu đạn hạt nhân lớn thứ hai trên thế giới với khoảng 4.300 đầu đạn.

Theo nhận định của các chuyên gia, các lá chắn hạt nhân của Nga - gồm tên lửa Yars, Topol-M và Iskander - là những vũ khí đảm bảo an toàn cho Moscow trong nhiều thập kỷ tới. Những tên lửa này có khả năng vượt qua các đại dương và lục địa. Đề cập tới những hệ thống lá chắn nói trên, chuyên gia Victor Shurigin nói: "Một mặt, chúng ta cần đáp ứng, đảm bảo khả năng mang tên lửa trọng tải lớn. Mặt khác, chúng ta phải đảm bảo khả năng (hệ thống) di chuyển trên đường. Thứ ba, chúng ta phải đảm bảo rằng tên lửa có thể phóng đi trên nền đất yếu".Trong khi đó, giới chuyên gia quân sự Phương Tây nhận định để phá hủy một hệ thống tên lửa di động của Nga, cần phóng đi vài chục tên lửa. Để đánh chặn tên lửa liên lục địa cần không ít hơn 50 đầu đạn.

Hồi tháng 10.2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố việc Mỹ mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo là một mối đe dọa đối với khả năng hạt nhân của Nga.Phát biểu tại một hội nghị ở Sochi, ông Putin nói thêm rằng các căn cứ trong lá chăn tên lửa đạn đạo của Mỹ tại Đông Âu cũng có thể được sử dụng để triển khai các vũ khí tấn công. Ngoài ra, nhà lãnh đạo này còn bày tỏ lo ngại về việc cơ sở hạ tầng quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tiến gần hơn đến các đường biên giới của Nga.Trước đó, Nga đã nhiều lần phản đối Mỹ lập lá chắn tên lửa ở châu Âu. Tuy nhiên, Washington khẳng định hệ thống này chỉ nhằm bảo vệ Mỹ và châu Âu trước nguy cơ tấn công tên lửa từ những nước như Iran chứ không nhằm kiềm chế Moskva

Trong khi đó, ông Lech Walesa người Ba Lan từng nhận giải Nobel Hòa bình, cho rằng viện trợ quân sự của Liên minh châu Âu (EU) cho Ukraine có thể dẫn tới một cuộc xung đột hạt nhân giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phát biểu với báo giới khi được hỏi liệu EU có nên gửi vũ khí đến Ukraine hay không, ông Walesa nhấn mạnh: “Điều đó có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân. EU biết rõ rằng Nga có vũ khí hạt nhân và NATO cũng vậy”. Vị cựu lãnh đạo khối Công đoàn Đoàn kết nói thêm rằng “ Đó là lý do tại sao khối này sẽ không dính dáng quá nhiều”.